Cảnh báo tình trạng ngộ độc rượu không rõ nguồn gốc


(CHG) Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc rượu khiến nhiều người đã phải nhập viện điều trị, thậm chí xảy ra nhiều trường hợp tử vong. Điều này là hồi chuông cảnh báo về tình trạng sử dụng rượu bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tử vong vì rượu không rõ nguồn gốc

Ngày 5/8, nhóm 8 người hầu hết là sinh viên, rủ nhau nhậu tại một quán nhậu trên đường 50, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Họ đã uống rượu... "không rõ loại gì".

Tan cuộc nhậu trở về, 1 người tử vong tại phòng trọ, 7 người còn lại bị đau bụng, chóng mặt, nôn ói nhiều. 7 người này đã uống thuốc nhưng không khỏi, sau đó xuất hiện các triệu chứng co giật, lơ mơ, hôn mê nên được người nhà chuyển đến bệnh viện cấp cứu và 01 người nữa đã tử vong tại bệnh viện. Trong 6 người bị ngộ độc methanol còn lại, 2 người đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (đã ổn định), 4 người điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (trong đó có 1 người nguy kịch).

                                                                         Một ca điều trị ngộ độc rượu tại bệnh viện

Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Văn Ân (Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhân dân Gia Định) cho biết, trường hợp bệnh nhân nữ 19 tuổi từng bị tổn thương não, nguy kịch tính mạng do ngộ độc methanol, hồi phục xuất viện sau hơn 10 ngày điều trị.

Sau thời gian điều trị tích cực, người bệnh ngưng máy thở và rút nội khí quản, tổn thương não hồi phục nhưng để lại một số di chứng. Bệnh nhân xuất viện trong tình trạng tiếp xúc chậm, cử động tay chân bình thường, không yếu liệt.

Trước đó, bệnh nhân vào viện lơ mơ, lay gọi không trả lời, toan chuyển hóa (nhiễm acid máu) nặng, tăng kali máu. Các bác sĩ cho đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu. Sau đó, chụp cộng hưởng từ (MRI) ghi nhận tổn thương lan tỏa cả hai bên bán cầu não, tình trạng nặng, nguy hiểm tính mạng.

Ngoài hai trường hợp tử vong, đây là bệnh nhân nặng nhất nhập viện trong nhóm 8 người uống rượu không rõ nguồn gốc tại quán thuộc phường Phước Long B, TP Thủ Đức, tối 4/8. Những bệnh nhân còn lại đều nhập viện điều trị, tình trạng nhẹ hơn, đã lần lượt xuất viện.

Cùng thời điểm này, một nhóm 5 người khác cũng bị ngộ độc methanol, cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định do uống rượu pha cồn rửa tay, hiện đã hồi phục ra viện.

Ngày 16/8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bến Tre thông tin về hai vụ ngộ độc rượu làm 7 người phải nhập viện, trong đó có 3 người tử vong tại xã An Hiệp (huyện Ba Tri) vào cuối tháng 7.

Lấy mẫu rượu kiểm nghiệm, kết quả hàm lượng methanol là 10.714.286 mg/l Etanol 100 độ, cao hơn gấp 5.357 lần tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 7043:2013 (hàm lượng methanol trong rượu ≤ 2000 mg/l Etanol 100 độ).

Theo các chuyên gia, cồn methanol là hóa chất, chỉ dùng trong công nghiệp vì rất độc với người, sản xuất từ gỗ lên men, giá rẻ. Methanol khi uống vào trong máu có thể chuyển sang dạng chất gây độc, tác động đến rất nhiều cơ quan. Chất này có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, suy hô hấp cấp, suy tim, tụt huyết áp, sốc nặng, suy thận cấp, mù mắt... dễ dẫn đến tử vong.

Chỉ cần uống 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên gây mù lòa, 30ml có thể gây tử vong. Độc tính của methanol bao gồm tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương; ảnh hưởng tới thần kinh mắt...

Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, rượu thuộc nhóm hàng hóa mà Nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép và tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu. Không sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Từ ngày 15/8 đến hết năm 2022, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đồ uống có cồn trên địa bàn. Theo đó, sẽ thanh, kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu rượu, bia, đồ uống có cồn; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán rượu, bia, đồ uống có cồn tiêu dùng tại chỗ.

Các đoàn sẽ tập trung kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm rượu, bia, đồ uống có cồn, nguyên liệu để sản xuất, chế biến rượu, bia, đồ uống có cồn. Đồng thời, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với rượu, bia, đồ uống có cồn không đảm bảo an toàn.

Đặc biệt, quá trình thanh kiểm tra, các Đoàn thực hiện lấy mẫu rượu, bia, đồ uống có cồn, gửi mẫu kiểm nghiệm thực phẩm; truy xuất nguồn gốc đối với những cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh rượu, bia, đồ uống có cồn không đảm bảo an toàn thực phẩm. 

                                                            Quản lý thị trường thu giữ rượu không rõ nguồn gốc

Làm gì khi bị ngộ độc rượu

Các loại ngộ độc nói chung và ngộ độc rượu thường rất nguy hiểm đến tính mạng của người mắc phải, nếu không có các biện pháp y tế can thiệp kịp thời. Do đó, dù nặng hay nhẹ, nếu phát hiện người bị ngộ độc có các triệu chứng đã nêu rõ phía trên cần được nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được đội ngũ các bác sĩ có chuyên môn xử lý kịp thời, ngăn chặn các biến chứng phức tạp khác xảy ra.

Khi phát hiện ra trường hợp ngộ độc rượu, cần phải gọi xe cấp cứu hoặc xe taxi để đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc các trạm y tế. Đồng thời, để người bệnh nằm nghiêng sẽ giúp dễ thở và tạo thêm cảm giác dễ chịu thay vì để người bệnh ngồi, hay đi lại.

Trong trường hợp chưa kịp đưa người bị ngộ độc đến các cơ sở y tế, có thể xử trí sơ cứu bằng cách cho họ nằm trên giường, giữ ấm tối đa thay vì để họ nằm dưới đất hay những chỗ gió lạnh.

Đầu người ngộ độc rượu cần được để thấp để giúp dễ dàng làm nôn hết rượu ra, cho nạn nhân uống nhiều nước ấm để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, có thể cho uống nước gừng ấm, nước chè xanh pha loãng, sữa nóng, cam vắt hay nước chanh để có thể giải được tình trạng ngộ độc rượu ở mức độ nhẹ. Lưu ý, không để người bị ngộ độc rượu tiếp xúc với nước lạnh hay đi tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp,...

Đối với trường hợp, ngộ độc rượu, sau khi đã giảm các triệu chứng nguy hiểm, cũng không nên chủ quan để nạn nhân nằm một mình, vì rượu có thể tiếp tục ngấm vào máu và gây các biến chứng khó lường. Cần quan sát, theo dõi người ngộ độc rượu liên tục, nấu cháo hoặc súp thật loãng và cứ 1 - 2 giờ thì đánh thức dậy để cho ăn cháo hoặc súp.

Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc giải rượu, chống nôn. Do khi bị ngộ độc rượu sử dụng các loại thuốc này có hại hơn, và dễ khiến nạn nhân bị nhiễm trùng.

Để phòng tránh ngộ độc rượu, không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Nên kết hợp vừa ăn vừa uống và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Không ngâm rượu với các loại lá, rễ cây, động vật, nội tạng động vậy không rõ độc tính. Không uống rượu bán tràn lan ngoài chợ mà không có nguồn gốc, không công bố tiêu chuẩn chất lượng.

Khi đang uống thuốc điều trị không được uống rượu, đặc biệt là khi đang điều trị các bệnh về gan. Không uống rượu khi đang đói hoặc mệt.

Mỗi cá nhận cần có góc nhìn sáng suốt và chủ động biết cách tiếp nhận rượu, bia vào cơ thể một cách phù hợp. Nếu có những cơ chế của cơ thể không thể tiếp nhận các chất cồn thì tuyệt đối không nên sử dụng để tránh rơi vào tình trạng say rượu, ngộ độc rượu.

Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3