(CHG) Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện – CTCP ( Tổng công ty EMS) đã nhận được phản hồi từ người dân về việc nhận được cuộc gọi tự xưng là bưu tá, nhân viên chuyển phát nhanh EMS gọi ra nhận hàng và phải trả hoặc nộp một khoản tiền. Điều này gây tổn thất cho khách hàng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín dịch vụ chuyển phát nhanh EMS. Tổng công ty EMS khuyến cáo người dân cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo, mạo danh bưu tá, nhân viên EMS.
Các thủ đoạn lừa đảo khách hàng
Thủ đoạn thứ nhất: Yêu cầu chuyển khoản để chiếm đoạt tiền thu hộ COD. Đây là thủ đoạn lừa đảo phổ biến được các đối tượng thường xuyên sử dụng. Cụ thể, các đối tượng thông báo với người nhận về một bưu gửi/bưu phẩm EMS có thu hộ một khoản tiền COD. Tuy nhiên, thông tin về hàng hóa, tên và địa chỉ người gửi không được thông báo hoặc không rõ ràng. Nếu người nhận không có mặt tại địa chỉ nhận hàng, đối tượng sẽ yêu cầu người nhận chuyển khoản tiền thu hộ hoặc nhờ người khác thanh toán và nhận hàng hộ.
Các đối tượng lừa đảo nắm rất rõ thông tin như họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà/địa chỉ cơ quan của người nhận đồng thời thúc ép người nhận về thời gian nhận hàng. Sau đó, chúng thường xuyên sử dụng sim rác để liên hệ, thông tin địa điểm giao dịch thường không cố định, có sự thay đổi liên tục. Bên cạnh đó, số tiền thu hộ COD mỗi bưu gửi không lớn dẫn đến việc nhiều nạn nhân bỏ qua và không trình báo với các cơ quan chức năng
Do vậy, thủ đoạn lừa đảo này được các đối tượng thực hiện từ nhiều năm nay và đang tiếp tục nở rộ tại một số địa phương trên cả nước, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Thủ đoạn thứ 2: Mạo danh nhân viên EMS yêu cầu chuyển tiền đối với bưu gửi quốc tế. Các đối tượng sử dụng các số điện thoại như: 0979303017, 0903124801, 0901859814, 0964181853, 0938827315, 0794355121, 0794207695 gọi đến cho khách hàng, tự xưng từ công ty EMS Chuyển phát nhanh quốc tế và thông báo khách hàng có bưu gửi gửi hoặc có liên quan đến bưu gửi đi nước ngoài qua dịch vụ chuyển phát nhanh EMS quốc tế. Nội dung bưu gửi chứa hàng cấm, vì vậy bưu gửi đang bị hải quan/công an thu giữ, đang trong quá trình điều tra.
Tổng công ty EMS khuyến cáo người dân cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mạo danh bưu tá, nhân viên chuyển phát nhanh Bưu điện EMS |
Tiếp đó, các đối tượng này sẽ doạ dẫm, yêu cầu người nhận chuyển tiền cho mình để hàng hóa được thông quan và cung cấp số CMND/CCCD, thông tin cá nhân để chuyển công an phối hợp điều tra.
Do tâm lý lo lắng, nhẹ dạ cả tin hoặc thiếu thông tin mà nhiều người đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo.
Cách phân biệt và dấu hiệu nhận biết hành vi mạo danh EMS lừa đảo
Theo Tổng công ty EMS, đối với các bưu gửi EMS có sử dụng dịch vụ thu hộ COD, nhân viên bưu điện chỉ thực hiện thông báo về đơn hàng và thời gian dự kiến phát, không yêu cầu khách hàng phải chuyển khoản trước số tiền COD để được nhận hàng. Chỉ khi nhận hàng khách hàng mới phải trả tiền. Việc phát hàng thu tiền sẽ thực hiện trực tiếp tại địa chỉ người nhận hoặc tại bưu cục phát của bưu điện.
Đối với bưu gửi EMS Quốc tế: Trong trường hợp các bưu gửi có vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan, Tổng công ty EMS sẽ liên hệ với khách hàng bằng các số điện thoại cố định để yêu cầu khách hàng bổ sung các chứng từ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Trong mọi trường hợp, Tổng công ty EMS sẽ không yêu cầu khách hàng chuyển tiền về tài khoản cá nhân của bất kỳ nhân viên nào. Trường hợp cần nộp tiền thuế online cho bưu gửi, khách hàng tự thực hiện chuyển tiền về Ngân hàng nhà nước hoặc tài khoản của Tổng công ty EMS theo thông tin tờ khai hải quan đã khai báo.
Bên cạnh đó, mỗi bưu gửi EMS phát hành hợp lệ sẽ tương ứng 1 mã vận đơn. Khách hàng có thể tự tra cứu mã vận đơn trên website: ems.com.vn hoặc vnpost.vn. Thông tin hiển thị trên vận đơn sẽ có đầy đủ các trường thông tin của người gửi và người nhận, bưu cục chấp nhận.
Thêm một dấu hiệu nữa cũng giúp khách hàng tránh được các thủ đoạn lừa đảo là nhân viên phát hàng hoặc bưu tá đều sẽ mặc đồng phục, đeo thẻ nhân viên của EMS, Bưu điện Việt Nam, các phương tiện chuyển phát hàng cũng đều có logo nhận diện thương hiệu của EMS, Bưu điện Việt Nam.
Khi có nghi vấn hoặc thắc mắc, khách hàng liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng của EMS qua Hotline: 1900 54 54 33 hoặc Fanpage EMS Việt Nam; Zalo: Page EMS Việt Nam; Website: ems.com.vn
Tổng công ty EMS cũng khuyến cáo người dân khi phát hiện cá nhân nào có hành vi gian dối, lợi dụng tín nhiệm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần đến ngay cơ quan công an gần nhất để trình báo nhằm hỗ trợ, xử lý kịp thời.
STT |
Nội dung |
Dấu hiệu nhận biết EMS |
Dấu hiệu nhận biết lừa đảo |
1 |
Vận đơn |
- Mỗi bưu gửi EMS phát hành hợp lệ sẽ tương ứng 1 mã vận đơn. - KH có thể tra cứu mã vận đơn trên websiteems.com.vnhoặcvnpost.vn |
- Số hiệu vận đơn/mã vận đơn không tồn tại trên hệ thống định vị của bưu điện hoặc đã tồn tại nhưng thông tin không đúng như đã hiển thị trên bưu gửi (khách hàng có thể tra cứu mã vận đơn trên websiteems.com.vnhoặcvnpost.vn) - Thông tin hiển thị trên vận đơn sơ sài, không đầy đủ (không có đủ thông tin người nhận/người gửi, không có ghi số lượng hàng hóa, không có thông tin ngày giờ chấp nhận, bưu cục chấp nhận,…). |
2 |
Bưu tá |
- Mặc đồng phục của EMS/Bưu điện Việt Nam. - Đi xe máy/ô tô đồng phục của EMS/Bưu điện Việt Nam - Sắn sàng phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến việc chứng minh là nhân viên bưu điện |
- Không mặc đồng phục của EMS/ Bưu điện Việt Nam - Không đi xe máy/ô tô đồng phục của EMS/Bưu điện Việt Nam - Không xuất trình được các giấy tờ chứng minh là nhân viên bưu điện/app phát hàng của bưu điện.
|
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết