Cảnh giác với bánh kẹo, mứt tết không rõ nguồn gốc xuất xứ


(CHG) Tết Nguyên đán 2023 đang cận kề, nhu cầu mua sắm tết gia tăng nhanh nhất là mặt hàng bánh kẹo, mứt những món hàng không thể thiếu trong những ngày này. Nhưng hiện naynhiều mặt hàng bánh kẹo, mứt không bao bì, không nhãn mác, không nguồn gốc, không hạn sử dụng đang tràn lan trên thị trường. Đây là điều người tiêu dùng cần cảnh giác khi mua sắm tết, để tránh mua phải sản phẩm nhái, bánh mứt kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Rất nhiều mặt hàng bánh kẹo nhập từ nhiều nước được bày bán công khai trên các sạp.

Liên tục bắt giữ bánh kẹo, mứt không rõ nguồn gốc
Tết Nguyên đán đang tới gần, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao. Lợi dụng điều đó, các đối tượng sản xuất hàng giả, hàng nhái sử dụng nhiều chiêu trò để gian lận ngày sản xuất hàng hóa, trà trộn hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng ra thị trường bán kiếm lời.
Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang (ngày 27/12) đã phát hiện đối tượng vận chuyển 409 gói mứt loại 500 gram, 300 gram, 200 gram lên địa bàn huyện Vị Xuyên để bán cho một hộ kinh doanh tại địa phương. Trên nhãn mứt có ghi địa chỉ cơ sở sản xuất bánh, mứt kẹo Hương Lập (Vĩnh Phúc), ngày sản xuất 02/01/2023, hạn dùng 60 ngày. Thời điểm kiểm tra, đối tượng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của số hàng hóa trên. 
Ngày 25/12, lực lượng chức năng huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương tiến hành kiểm tra căn nhà của ông Đàn Văn Sơn. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện ba công nhân đang thực hiện quy trình sản xuất và dán hạn sử dụng lên các sản phẩm bánh kẹo có thương hiệu trên thị trường.
Làm việc với lực lượng chức năng, ông Sơn khai nhận các sản phẩm trên được ông nhận từ một công ty trên địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, sau đó tự in ngày sản xuất, hạn sử dụng rồi đóng gói, đưa ra thị trường tiêu thụ để kiếm lời.
Quá trình kiểm tra, ông Sơn đã không xuất trình được bất cứ giấy tờ nào liên quan đến hoạt động đăng ký sản xuất, kinh doanh của cơ sở, cũng như không xuất trình được hóa đơn, chứng từ nhằm chứng minh về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng hóa trên.
Liên quan đến hoạt động sản xuất bánh kẹo giả mạo thương hiệu, lực lượng chức năng tại TP. Hà Nội đã liên tiếp phát hiện các cơ sở sản xuất với số lượng lớn. Cụ thể như ngày 16/5/2022, Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 24 Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra xưởng sản xuất bánh kẹo tại ngõ 1057, thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội do Tạ Tương Quân làm chủ.
Lực lượng chức năng phát hiện hơn 40 thùng kẹo dẻo Chip Tom and Jery nhãn mác ghi sản xuất tại nhà máy Tân Hùng Thái, địa chỉ tại Cụm công nghiệp An Phát, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, đang được sang bao, đóng gói thành hàng hóa có ghi nhãn bằng tiếng nước ngoài mang nhãn hiệu Adorable. Lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều máy móc, thiết bị phục vụ việc sang bao, đóng gói sản phẩm bánh kẹo, cũng như số lượng lớn bao bì nilon, thể hiện các loại sản phẩm là kẹo mềm, nhân trái cây 8 vị Nhật Bản. 
Mới đây, Đội 4, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP, Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 24, Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra xưởng sản xuất bánh kẹo tại địa bàn huyện  Hoài Đức. Tại đây, lực lượng chức năng thu giữ hàng tấn bánh kẹo có in chữ nước ngoài trên bao bì, nhưng chủ cơ sở không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan.
Ngoài viêc không xuất trình được giấy tờ, cơ sở này còn có hành vi đóng gói số bánh kẹo có xuất xứ Trung Quốc vào một số bao bì ghi nhãn “Made in Japan”. Việc thay đổi nhãn mác như vậy được chủ cơ sở khai nhận nhằm mục đích dễ tiêu thụ hơn. “Số kẹo này được tiêu thụ tại đại lý Đạt Nga ở La Phù, huyện Hoài Đức và một số khách quen”, chủ hàng cho biết.

Rất nhiều mặt hàng bánh kẹo Việt Nam đã được bày bán tại các chợ truyền thống Hà Nội.

Nên chọn mua bánh kẹo mứt tại cơ cở uy tín, đầy đủ giấy tờ
Khảo sát thực tế tại nhiều cửa hàng, chợ dân sinh trên địa bàn TP.Hà Nội, bánh kẹo Tết được trưng bày khá phong phú. Tuy nhiên, có nhiều tiểu thương lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng đã cố tình đưa vào những mặt hàng kém chất lượng, không thương hiệu và nguồn gốc, hoặc là những sản phẩm đã hết hạn sử dụng. 
Ghi nhận tại các địa điểm bán bánh kẹo, mứt trong các chợ truyền thống ở Hà Nội có nhiều sản phẩm nhìn bề ngoài những gói kẹo, bánh đó rất bắt mắt, có hạn sử dụng rõ ràng, nhưng lại không có xuất xứ; có loại thì ghi xuất xứ nhưng không rõ ràng và hạn sử dụng không ghi trên bao bì. 
Nhiều trường hợp khi mua bánh kẹo về tới nhà mới vỡ ra: “Tôi đã lên phố cổ nơi bán nhiều bánh kẹo mua ít mứt dừa, nho khô… Khi về nhà, dở túi ra thì không thấy ghi hạn sử dụng, có túi chỉ được đóng bằng túi nilong không có nhãn mác gì bên ngoài. Còn nhiều cái toàn ghi tiếng nước ngoài không hề dịch sang tiếng Việt. Thế là mới biết cần phải nhìn kĩ" Chị H.N (Đống Đa, HN) chia sẻ.
Ngoài ra bánh kẹo, mứt và các đồ ăn phục vụ ngày tết được bán tràn lan tại các chợ thì các trang mạng xã hội facebook, zalo… những mặt hàng này đều được các quảng cáo là hàng nhập khẩu từ Nga, hàng nội địa Trung Quốc, bánh kẹo có xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản với màu sắc rực rỡ. Thậm chí cùng một loại kẹo, cửa hàng này nói là kẹo của Hàn Quốc, còn hàng khác lại nói của Nhật Bản, trong khi trên kẹo ghi dòng chữ Trung Quốc…
Có thể thấy, nếu chỉ nhìn qua hình thức bên ngoài (bao bì, kiểu dáng, …) thì sản phẩm nào cũng sẽ như nhau, tuy bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng nhưng chất lượng chưa được các cơ quan chức năng kiểm chứng. Chính vì thế, mỗi người khi đi mua sắm cần trang bị cho mình những “bí kíp” để chọn mua được bánh kẹo, các loại ô mai, mứt Tết an toàn.
Theo ông Trần việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội: Mỗi người khi mua hàng hóa, đặc biệt là đồ thực phẩm như bánh kẹo cần xem rõ nguồn gốc xuất xứ, vì hiện nay các đối tượng tội phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng lậu hoạt động rất mạnh.
Với vô vàn thực phẩm ngày Tết được bày bán, trong đó có hàng kém chất lượng được “tâng bốc” qua lời giới thiệu của người bán thành sản phẩm an toàn, khiến người mua rất khó phân biệt đâu là hàng chất lượng, đâu là hàng kém chất lượng. Do đó, ngoài nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng cũng nên lựa chọn bánh kẹo có đầy đủ thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng, không hỏng mốc, không có mùi khó chịu. Tránh chọn mua những sản phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe.

Người mua tấp nập sắm Tết tại các đường phố Hà Nội.

Để bảo vệ người tiêu dùng, Ban Chỉ đạo 389 TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị chức năng đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết, tập trung kiểm tra các kho hàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa tại địa bàn trọng điểm. Đặc biệt chú trọng kiểm tra các làng nghề sản xuất như: bánh, mứt, kẹo, ô mai.. tại các phường Xuân Đỉnh, Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm) và xã La Phù, Dương Liễu (Hoài Đức)… Đồng thời, lực lượng chức năng khuyến cáo các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng cần lựa chọn những mặt hàng đầy đủ tem nhãn, mác, nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng để sử dụng. Để mua những sản phẩm cho mùa Tết, người tiêu dùng nên đến các cửa hàng uy tín, địa điểm tin cậy để mua được những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn.Đồng thời, các lực lượng chức năng cần tích cực hoạt động, và xử lý nghiêm khắc các đối tượng sản xuất, kinh doanh những mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.   

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3