Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện các chiêu trò lừa đảo vay tiền online dịp Tết Nguyên đán. Cụ thể, đối tượng gọi điện đến cho người dân và xưng là nhân viên ngân hàng. Đối tượng hỏi nếu có nhu cầu vay tiền thì kết bạn Zalo và tải app vay tiền theo đường link từ Zalo. Sau đó, người dân được yêu cầu chuyển tiền đóng phí mới được giải ngân khoản vay. Sau đó, một số người nhẹ dạ, cả tin đã đóng phí nhưng không nhận được khoản vay.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo online ngày cận Tết. Ảnh minh họa: Vietnamplus |
Theo Công an thành phố Hà Nội, những lời mời chào vay vốn với thủ tục nhanh gọn, chỉ cần đóng phí để giải ngân có thể là “bẫy” của các đối tượng lừa đảo. Nếu có nhu cầu vay vốn, người dân nên tìm hiểu kỹ và trực tiếp đến trụ sở, chi nhánh các ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay vốn nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.
Hằng năm, thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu đổi tiền lẻ của người dân tăng cao, các trang mạng xã hội, cá nhân liên tục rao bán, đổi tiền lẻ với nhiều mệnh giá và cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo qua các hình thức đổi tiền. Việc đổi tiền mới xuất phát từ tâm lý của người dân là muốn vật phẩm, quà mừng, tiền mừng... đẹp, mới, với quan niệm năm mới, mọi thứ cũng phải mới. Thực tế, thói quen về việc đổi tiền mới để mừng tuổi, tiền lẻ để đi lễ đã hình thành nhiều năm nay.
Do đó, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo qua hình thức đổi tiền mới ngày Tết như: Nhiều website đổi tiền không có địa chỉ rõ ràng và thường yêu cầu khách chuyển khoản trước nên không ít người đã mất tiền khi chưa nhận được tiền mới, tiền lẻ. Khi giao nhận, tiền được bó kỹ thành từng cọc, từng thếp, do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro như số lượng thiếu, tiền bất hợp pháp.
Tại Điều 30, Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14-11-2019 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật có thể bị phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết