Tang vật thu giữ gồm: 700 hộp sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả nhãn hiệu BOCA; 4 điện thoại di động; 1000 mẫu tem giả nhãn hiệu BOCA; 100 giấy hướng dẫn sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng BOCA; 3 máy khò; 100 cuộn nylon khổ lớn dùng để bọc sản phẩm và nhiều dụng cụ khác phục vụ việc sản xuất hàng giả.
Bốn đối tượng bị bắt gồm: Nguyễn Thanh Tùng, sinh năm 1986, hộ khẩu thường trú tại phường Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội); Phạm Quốc Thái, sinh năm 1990, hộ khẩu thường trú tại xã Hải Phú (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định); Nguyễn Thị Thu Yến, sinh năm 1991, hộ khẩu thường trú tại phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội); Nguyễn Bích Hà, sinh năm 1986, hộ khẩu thường trú tại phường Quán Thánh (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
Tang vật vụ án. Ảnh: Vietnamplus.vn |
Theo Công an quận Bắc Từ Liêm, khoảng tháng 10-2021, qua nguồn tin trinh sát Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện trên địa bàn có một số đối tượng trao đổi, mua bán hàng hóa là các loại thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe của một số công ty có thương hiệu. Các đối tượng có hoạt động quảng cáo, chào bán qua mạng và cam kết luôn sẵn hàng với số lượng lớn, cung cấp cho người mua với giá tốt.
Nhận định vụ việc có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh hàng giả, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ tổ chức xác minh, làm rõ nhân thân, lai lịch đối tượng liên quan, tiến hành ngoại tuyến xác định rõ địa điểm, quy luật hoạt động của các đối tượng để có biện pháp đấu tranh. Cuối tháng 12-2021, Đội đề xuất Ban Chỉ huy Công an quận Bắc Từ Liêm cho xác lập chuyên án để đấu tranh với các đối tượng nêu trên.
Qua điều tra và căn cứ tài liệu có trong hồ sơ, Công an quận Bắc Từ Liêm đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ hình sự đối với các đối tượng Phạm Quốc Thái, Nguyễn Thị Thu Yến, Nguyễn Bích Hà, Nguyễn Thanh Tùng về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm quy định tại Điều 193, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Công an quận Bắc Từ Liêm tiếp tục điều tra mở rộng đường dây sản xuất hàng giả và làm rõ các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định.
Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết