Công cụ để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái


(CHG) Hiện nay hàng giả đang lan tràn mọi mặt hàng từ thực phẩm, dược phẩm đến các mặt hàng tiêu dùng khác. Vì lợi nhuận các cơ sở chế biến, kinh doanh đã bất chấp ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng mà làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Do đó người tiêu dùng hãy nâng cao hiểu biết để tránh mua phải hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Những “rào cản” tiếp sức cho hàng giả, hàng nhái

Hàng giả, hàng nhái là những sản phẩm được sản xuất ra có hình dáng, chất lượng giống với những sản phẩm, hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và phân phối trên thị trường.

Người tiêu dùng có thể nhận biết hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng qua mẫu mã, giá cả và sự phong phú về chủng loại. Điều cần nhắc tới, đó là hàng giả không chỉ gây thiệt hại về kinh tế đối với doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Điển hình cho vấn đề này là ngành thực phẩm và dược phẩm.

Hàng loạt các trường hợp hàng giả, hàng nhái gây tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng liên quan đến đồ ăn, đồ uống, thuốc… giả, kém chất lượng.

Nguyên nhân hàng giả, hàng nhái lan tràn trên thị trường là bởi loại hàng hóa này đem lại cho đối tượng kinh doanh khoản lợi nhuận khổng lồ. Có nhiều sản phẩm làm giả có thể đưa đến lợi nhuận “siêu khủng” gấp 5 -10 lần nhà sản xuất chân chính. Vì thế, nhiều người đã bất chấp pháp luật, bỏ qua tác hại của sản phẩm giả mạo gây ra cho người tiêu dùng và xã hội.

Một nguyên nhân “tiếp tay” cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tồn tại và “hoành hành” gây hại cho xã hội là tâm lý thích mua hàng rẻ của người tiêu dùng. Chính người tiêu dùng với tâm lý thích dùng hàng ngoại, hàng rẻ là nhân tố tạo cơ hội cho các loại hàng giả, hàng nhái có "cơ hội" lưu hành. Điều đáng lưu ý là do người tiêu dùng thiếu cảnh giác và ít thông tin về sản phẩm, nên khó phân biệt được đâu là hàng thật – hàng giả nếu chưa sử dụng.

Về mặt pháp luật, việc thực thi quyền Sở hữu trí tuệ cũng chưa được thực hiện đầy đủ, nhất là về pháp lý xác định hành vi và quy trình thủ tục pháp lý trong quá trình kiểm tra. Hơn nữa, thủ tục về giám định và kết luận vi phạm, hồ sơ khiếu nại và thẩm quyền kiểm tra xử lý cũng gặp không ít khó khăn. Việc xử phạt đối với các hành vi sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái chưa đủ răn đe; hành lang pháp lý còn thiếu, còn chồng chéo… cũng đang là nguyên nhân để hàng giả, hàng nhái lan tràn thị trường.

Tiếp đó là khó khăn trong việc xác minh, điều tra, xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái. Với thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, kiểm tra còn rườm rà. Vấn đề giám định cũng không còn nguồn kinh phí, phương tiện giám định thiếu. Các hành vi xâm phạm làm hàng giả lại quy định chỉ khi nào vượt quá giá trị 30 triệu đồng trở lên mới bị xử phạt hình sự… là quá nhẹ và chưa đủ sức răn đe.

Mỹ phẩm là nhóm hàng bị làm giả rất nhiều (Ảnh minh họa)

Những công cụ hữu hiệu chống hàng giả, hàng nhái

Để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái cần có sự phối hợp của người bên khác nhau, đó không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chính quyền, mà còn là sự góp sức của người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Trước tiên là từ thói quen mua sắm của người tiêu dùng, ý thức bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp cho đến sự hỗ trợ điều tra, xử lý vi phạm cũng như xây dựng hành lang pháp lý xử lý hàng giả của cơ quan chức năng.

Cụ thể: Người tiêu dùng cần trang bị cho chính bản thân những kiến thức cần thiết để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Theo đó, cần phải lựa chọn cơ sở kinh doanh uy tín, có giấy phép đầy đủ để mua sản phẩm. Đồng thời phải ngừng việc mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và không tạo điều kiện cho hàng giả tràn lan.

Về phía các cơ quan thẩm quyền, cần hoàn chỉnh hành lang pháp lý về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các chế tài xử phạt cần chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. Đồng thời, đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, cơ quan có liên quan với bộ phận quản lý thị trường, tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ đủ năng lực, trình độ cũng như tăng cường các phương tiện cần thiết cho việc giám định, kiểm tra để xử lý kịp thời, chính xác.

Mặt khác, chính các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc phòng tránh tình trạng làm hàng giả, hàng nhái của công ty thông qua việc sử dụng tem chống hàng giả cùng các công cụ kỹ thuật để bảo vệ sản phẩm, trí tuệ của chính doanh nghiệp mình. Tạo sự phối hợp, liên minh giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả một cách tích cực và chặt chẽ hơn nữa.

Sử dụng giải pháp dùng tem chống hàng giả một cách đồng bộ, đầy đủ và chặt chẽ. Tem chống hàng giả không chỉ giúp doanh nghiệp phân biệt được hàng giả mà còn giúp quản lý nguồn hàng hóa, thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra để quản lý, giám sát quá trình tiêu thụ hàng hóa của công ty.

Khi nhãn hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp bị xâm hại, chủ sở hữu nên trực tiếp gửi đơn khiếu nại hoặc thông qua văn phòng luật sư để khiếu nại với Cục Sở hữu trí tuệ cũng như các ngành chức năng, các cơ quan thực thi pháp luật để có biện pháp bảo hộ hữu hiệu.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái vẫn đang diễn biến nóng bỏng và phức tạp, chúng gây hại không chỉ trực tiếp với người sử dụng mà còn khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trì trệ, khó khăn hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế đất nước.

Vì vậy, việc phòng chống và ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái đang cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan thẩm quyền để bảo vệ được người dân và doanh nghiệp.

Những lưu ý khi mua hàng đối với người tiêu dùng:

Hàng giả, hàng nhái ngày càng được sản xuất tinh vi, gần giống như hàng thật nên khó nhận biết. Thường thì các nhà sản xuất sẽ đưa ra một số dấu hiệu giúp phân biệt với hàng giả, nhưng các dấu hiệu này sẽ thay đổi khi mẫu mã sản phẩm thay đổi.

Hãy chú ý tới tem chống hàng giả.

Hãy xem xét giá của sản phẩm. Giá quá rẻ so với thị trường thì nhiều khả năng đó là hàng kém chất lượng.

Hãy chú ý tới mẫu mã sản phẩm. Hàng giả, hàng nhái thường không giống hoàn toàn 100% so với hàng thật.

Công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái là quá trình lâu dài cần có sự phối hợp giữa cơ quan thẩm quyền, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Người tiêu dùng cần tự trang bị cho mình kiến thức cơ bản giúp bảo vệ túi tiền và sức khỏe của chính bản thân mình.

Còn lại: 1000 ký tự
Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị kiểm tra, phát hiện tạm giữ hơn 1.200 sản phẩm là mỹ phẫm, thực phẩm nhập lậu và hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, với tổng trị giá là 82.650.000 đồng.

Xem chi tiết
Tạm giữ lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra đột xuất siêu thị Trung Vân, phát hiện tạm giữ lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Kiểm tra, xử lý 25 vụ vi phạm về hoạt động thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng, trong năm 2023 và Quý 1 năm 2024 đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử và đã xử phạt và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 430 triệu đồng.

Xem chi tiết
Kiểm tra xử lý trên 140 vụ việc, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng

(CHG) Cục QLTT thành phố Cần Thơ thực hiện kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, đã thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt 18 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp xử phạt 18 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

Xem chi tiết
2
2
2
3