Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan tỏa niềm tự hào Việt Nam


(CHG) Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam không chỉ giúp định vị thương hiệu hàng Việt Nam mà còn nhân lên niềm tự hào dân tộc.

Tỷ lệ hàng Việt tăng lên mạnh mẽ
Không còn ở thế yếu so với hàng ngoại như những năm trước, sau gần 15 năm thực hiện cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", tỷ lệ người dân dùng hàng Việt đã tăng lên mạnh mẽ. Các chương trình khuyến mãi với sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao tại hệ thống siêu thị, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, đưa hàng Việt đến với người lao động… của Coopmart luôn thu hút đông đảo khách hàng. Coop Mart đã không chỉ đóng vai trò là kênh phân phối đơn thuần mà đã trở thành cầu nối giữa người tiêu dùng với hàng hóa Việt, xây chiếc cầu nối vững chắc đưa hàng hóa chất lượng của doanh nghiệp Việt đến với người tiêu dùng Việt Nam.
Co.opMart chính là một trong những hệ thống siêu thị Việt đóng góp tích cực vào thành công của Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" suốt gần 15 năm qua.

Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao trong hệ thông siêu thị.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của doanh nghiệp và sự đồng hành của người tiêu dùng, đến nay, Cuộc vận động đã dần làm thay đổi nhận thức, tâm lý của các doanh nghiệp cung ứng cũng như người tiêu dùng về hàng xuất xứ trong nước. Hàng Việt ngày càng chiếm niềm tin của khách hàng do cơ bản có nguồn gốc, nhãn hiệu; chất lượng ngày càng cải thiện và được công bố rõ ràng, nhiều loại hàng hóa gắn tem truy xuất để người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu về sản phẩm.
Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, trong nhiều năm qua, Saigon Co.op luôn ủng hộ và sẵn sàng giao lưu hợp tác với các cơ sở sản xuất, ngành hàng nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo cơ hội và điều kiện phát triển cho các cơ sở sản xuất quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh.
Hiện tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối của Saigon Co.op đã đạt hơn 90%. Toàn hệ thống đang sở hữu rất nhiều mô hình từ đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi… lượng hàng Saigon Co.op phân phối ra thị trường mỗi ngày rất lớn. Mỗi siêu thị Co.opmart đang kinh doanh hơn 30.000 mặt hàng mỗi ngày. Bình quân mỗi tháng, Saigon Co.op đưa 1.700 mặt hàng mới lên kệ.
Sự vào cuộc của các doanh nghiệp đã giúp hàng Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn. Cụm từ "Hàng Việt" từ lâu đã len lỏi đến từng ngõ ngách, thôn bản, làng xã và các gia đình người Việt. Từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số 1 trong giỏ hàng hóa mua sắm của cá nhân và gia đình mình.
Khảo sát tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội như Co.opmart, Vinmart, Hapro… cho thấy, hàng Việt đang chiếm tỷ lệ áp đảo với 90 - 95%. Còn tại hệ thống siêu thị của doanh nghiệp nước ngoài như AEON, Mega Market, Big C, hàng Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ từ 60 - 96%. Tại kênh phân phối là các chợ, các cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng Việt Nam cũng từ 60% trở lên. Điều này đã cho thấy, nhận thức của người tiêu dùng đã thay đổi, không chỉ là sự vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà hiện tại hàng Việt Nam đã trở thành lựa chọn không thể thiếu của người tiêu dùng Việt.
Đặc biệt, nhờ cuộc vận động, hàng Việt Nam đã không chỉ định danh ở thị trường nội địa mà còn vươn xa ra thế giới. Nhiều thương hiệu Việt Nam đã dần được người tiêu dùng thế giới biết đến như Vinamilk, TH true Milk, cà phê Trung Nguyên, gạo Lộc Trời… đã lan tỏa tinh thần và giá trị Việt Nam.
Cơ hội cho doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng
Những năm qua, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp kệt quệ, sức chịu đựng của người dân đã đến giới hạn, Cuộc vận động đã được triển khai rộng rãi hơn, quán triệt sâu sắc hơn đến tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, đông đảo doanh nghiệp và người dân.

Hàng Việt Nam được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam nhấn mạnh, Cuộc vận động đã đảm bảo cung ứng hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu đến mọi miền đất nước. Bởi vì đồ ăn thức uống, các sản phẩm thiết yếu nhất cho người dân trên khắp đất nước, kể cả vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo đều là hàng Việt Nam.
Nếu không có doanh nghiệp sản xuất hàng Việt và không có doanh nghiệp phân phối đưa hàng hóa lưu thông đến các khu vực thì không thể đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa để chống dịch thành công và không thể đảm bảo thực hiện tốt các chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Các doanh nghiệp đánh giá rất cao việc trong bối cảnh khó khăn nói chung, Cuộc vận động đã giúp tiêu thụ hàng hóa và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ.
Về phía Bộ Công Thương, Bộ luôn xác định triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng và mọi nhiệm vụ có liên quan đến nội dung này đều được Bộ Công Thương gắn chặt với Cuộc vận động.
Thời gian tới, để giúp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa Việt Nam nhiều hơn, ngành Công Thương đã bám sát các chỉ đạo và phương hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động cũng như Chính phủ để triển khai các giải pháp phù hợp.
Bộ Công Thương cũng cùng với các nhà phân phối lớn có sự thảo luận để thống nhất trong việc hỗ trợ, ưu tiên hàng Việt Nam. Nhất là nông sản sẽ được ưu tiên bày bán và tiêu thụ trong hệ thống siêu thị và các kênh phân phối khác.
Trên thực tế, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được Ban Bí thư xác định là một trong những giải pháp cần thiết, quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cuộc vận động là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng, an sinh xã hội và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước./.

Nguồn: https://congthuong.vn/cuoc-van-dong-nguoi-viet-nam-uu-tien-dung-hang-viet-nam-lan-toa-niem-tu-hao-viet-nam-252465.html

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3