Chỉ trong một tháng, giá xăng dầu đã tăng đến 33.000 đồng/lít rồi giảm xuống 25.000 đồng/lít. Tuy nhiên, các mặt hàng đã tăng theo giá xăng nhưng lại chậm trễ không giảm. Dự báo ngày 11/8 này, xăng tiếp tục giảm sâu thêm, các mặt hàng sẽ bình ổn giá hay không?
Doanh nghiệp có đang chờ chính sách “bình ổn giá” của nhà nước? Ảnh minh họa: Theo VNExpress |
Xăng dầu chỉ là một phần của giá sản phẩm
Lý giải tình trạng giá xăng dầu giảm sâu nhưng giá các loại hàng hóa, sản phẩm vẫn không chịu giảm theo, tại phiên họp thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP. HCM cho rằng, trong cơ cấu giá cả hàng hóa, xăng dầu chỉ chiếm tỷ trọng không lớn.
Việc giảm giá xăng dầu chỉ là điều kiện để điều chỉnh giá cả hàng hóa. Trong khi đó, nhiều hàng hóa đầu vào khác (như thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu...) đều tăng mạnh trong hai năm qua đã ảnh hưởng đến việc tăng giá chung. Do đó, để giữ ổn định thị trường thì các doanh nghiệp đang phải điều chỉnh nhằm tiết giảm chi phí giá thành.
Đồng quan điểm với vấn đề cấu thành giá sản phẩm, bà Đinh Thị Nương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, một số mặt hàng chịu tác động của giá xăng dầu cần có độ trễ để các đơn vị sản xuất tính toán chi phí nhằm giảm giá bán theo giá xăng dầu giảm.
Tuy nhiên chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực lại e ngại rằng, giả sử doanh nghiệp giảm ngay giá mặt hàng có liên quan thì sau này tăng giá bán lên, người dân không đồng tình.
Chuyên gia Vũ Vinh Phú chia sẻ, đến nay giảm giá xăng dầu khá mạnh, nhưng giá cả thị trường vẫn đứng yên hoặc chỉ giảm đôi chút, thậm chí có mặt hàng tăng giá. Vấn đề giá là hết sức quan trọng, động chạm đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong những ngày qua, việc ngăn chặn tình trạng găm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý đã được đặt ra. Sau bốn lần giảm giá xăng, dầu, giá cước các dịch vụ vận tải đã rục rịch giảm. Tuy nhiên, giá các hàng hóa, dịch vụ giảm chậm hơn, thậm chí vẫn neo giá cao như thời điểm trước.
Trước bối cảnh này, các ngành chức năng cần thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ, không để xảy ra tình trạng găm giá bất hợp lý, gây bất lợi cho người tiêu dùng.
Các mặt hàng hoá có giảm khi giá xăng tiếp tục giảm sâu? |
Vào cuộc tổng kiểm tra về giá
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã có công điện gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Công điện nêu rõ thực trạng những ngày qua, giá xăng dầu trong nước đã bước đầu giảm nhưng giá nhiều mặt hàng thiết yếu vẫn ở mức cao gây ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và cuộc sống của nhân dân.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, triển khai đợt tổng kiểm tra chuyên đề đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về giá từ nay cho đến hết năm 2022.
Yêu cầu xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội trên địa bàn được giao quản lý.
Tổng cục Quản lý thị trường cần chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trong cả nước tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch, theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, tổ chức nắm bắt tình hình thực hiện của các tổ chức, cá nhân kinh doanh để có các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp.
Đặc biệt, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước cần triển khai các đợt cao điểm kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý, từ nay cho đến hết năm 2022.
Tổng cục Quản lý thị trường cần tổng hợp, báo cáo Bộ Công thương về tình hình biến động của giá cả thị trường hàng hoá nói chung và hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân nói riêng như lương thực, thực phẩm, thịt lợn, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, vật liệu xây dựng và trang thiết bị y tế phòng chống dịch... Tổng cục Quản lý thị trường cần có kiến nghị, đề xuất cụ thể về kiểm soát và bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công thương cũng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cùng phối hợp chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để lực lượng quản lý thị trường triển khai kịp thời có hiệu quả đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá. Tổng cục Quản lý thị trường và các đơn vị thuộc, trực thuộc khẩn trương, nghiêm túc thực hiện và báo cáo kịp thời.
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 thành phố có lượng dân cư đông, giao dịch hàng hóa lưu thông mạnh nhất cả nước. Sở Công thương của 2 thành phố đã có giải pháp ngay về vấn đề bình ổn giá, giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và nhân dân trên địa bàn.
Ông Ngô Hồng Y, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, để doanh nghiệp giữ ổn định giá, thời gian ngắn hạn, thành phố tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tiết giảm chi phí trung gian trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, giảm áp lực tăng giá bán đến tay người tiêu dùng thông qua việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu với các tỉnh, thành phố khác, tiết giảm chi phí tiếp thị và thời gian, chi phí tìm kiếm nguồn hàng cho doanh nghiệp…
Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, cho biết: TP. Hà Nội triển khai chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023, đồng thời ngành Công thương sẽ tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trên địa bàn, tránh gây ra những tác động tiêu cực tới giá các loại hàng hóa, dịch vụ khác.
Như vậy, vấn đề kiểm soát giá hàng hóa không chỉ là vấn đề giảm giá xăng dầu mà còn là việc kiểm soát chi phí cấu thành sản phẩm. Các sở ban ngành cần có giải pháp cụ thể, lâu dài, xét tính hợp lý của cả doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng để đôi bên không quá bị thiệt khi lưu thông hàng hóa trên thị trường. Có như vậy mới giải được bài toán xăng giảm giá hàng hóa không giảm, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết