Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Cảnh giác lừa đảo và chú ý phòng dịch


(CHG) Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành báo “cháy” tua, chỗ lưu trú. Dự kiến mùa lễ năm nay sẽ bùng nổ, thậm chí “quá tải”. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và các chiêu trò “bẫy” khách du lịch kiểu mới, các chuyên gia cho rằng, người dân cần nâng cao ý thức đề phòng và cảnh giác để có mùa lễ hội an vui.
Đà Nẵng đang chuẩn bị những sản phẩm du lịch chào đón du khách - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Tránh “bẫy” lừa đảo của đối tượng xấu
Để đảm bảo an toàn cho người dân du lịch trong dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 - 1/5, Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo những chiêu trò lừa đảo mới của các đối tượng lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, đồng thời, nhắm vào khách có nhu cầu du lịch giá rẻ, người dân cần hết sức tỉnh táo và cảnh giác.
Theo Bộ Công an, hiện nay có 5 phương thức lừa đảo du lịch khá phổ biến.
Thứ nhất là phương thức lừa đảo chiếm đoạt tiền cọc của khách. Đầu tiên
các đối tượng sẽ đăng tải bài viết quảng cáo bán tua du lịch, phòng khách sạn giá rẻ trên mạng internet và mạng xã hội với nhiều tiện tích kèm theo. Nếu khách đặt tua, các đối tượng sẽ yêu cầu chuyển tiền đặt cọc (khoảng 30 - 50% giá trị), phòng khách sạn. Sau đó, chúng sẽ chiếm đoạt khoản tiền cọc này.
Phương thức thứ 2, là đăng bài viết quảng cáo dịch vụ làm visa (thị thực) du lịch nước ngoài, cam kết tỷ lệ thành công cao, hoàn trả 100% số tiền nếu không xin được visa. Sau khi nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí hoặc một phần chi phí, các đối tượng sẽ để nạn nhân tự khai thông tin tờ khai, hoàn thiện hồ sơ. Sau đó, lấy lý do nạn nhân khai thông tin bị thiếu và không trả lại tiền.
Phương thức thứ 3, là làm giả website/fanpage của công ty du lịch uy tín, làm giả ảnh chụp biên lai, hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du lịch. Sau khi khách hàng chuyển khoản để thanh toán dịch vụ du lịch, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và xóa mọi dấu vết.
Phương thức thứ 4, là làm giả/chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội, liên lạc với người thân trong danh sách bạn bè cho biết đang mắc kẹt khi du lịch tại nước ngoài và cần một khoản tiền ngay lập tức. Đối tượng có thể sử dụng công nghệ Deepfake (ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các đoạn video hình ảnh, khuôn mặt nhân vật giống hệt như hình ảnh của người mà các đối tượng muốn giả mạo) và thực hiện cuộc gọi video để nạn nhân tưởng rằng đang nói chuyện với người thân của mình và nhu cầu vay tiền là có thật, từ đó chuyển tiền cho đối tượng.
Phương thức thứ 5, là mạo danh đại lý bán vé máy bay, tự tạo ra các website, trang mạng xã hội với địa chỉ đường dẫn, thiết kế tương tự kênh của các hãng hoặc đại lý chính thức, sau đó quảng cáo với các mức giá rất hấp dẫn so với mặt bằng chung để thu hút khách hàng. Nếu khách hàng liên hệ, các đối tượng sẽ đặt chỗ vé máy bay, gửi mã đặt chỗ để làm tin và yêu cầu khách hàng thanh toán. Sau khi nhận thanh toán, các đối tượng không xuất vé máy bay và ngắt liên lạc. Do mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay, nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ có thể biết được khi đến sân bay.

Để tránh “bẫy” lừa đảo của đối tượng xấu, Bộ Công an khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ thông tin khi lựa chọn các gói du lịch; chỉ lựa chọn đặt tua tại các công ty uy tín hoặc các ứng dụng du lịch đáng tin cậy; Cảnh giác với các gói du lịch có mức giá quá rẻ, yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để giữ chỗ. Nếu có thể nên thực hiện giao dịch thanh toán trực tiếp.
Nên cảnh giác với những website giả mạo có đuôi lạ như cc, xyz… Thông thường các website giả này sẽ gần giống với tên các website thật nhưng sẽ có thêm hoặc thiếu một số ký tự.
Nên chọn các tài khoản mạng xã hội có dấu tích xanh (tài khoản đã đăng ký) hoặc chọn các trang mạng xã hội có uy tín mà mình biết rõ thông tin của người bán. Xác nhận lại thông tin đặt phòng, đặt vé máy bay để kịp thời phát hiện dấu hiệu lừa đảo, trình báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.
Các địa phương chịu trách nhiệm bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh, tổ chức sự kiện, dịch vụ tại địa phương. Ảnh: VGP
Du lịch khỏe, an toàn
Theo thống kê hằng năm, những kỳ nghỉ dài như 30/4 - 1/5 hoặc Quốc khánh 2/9 đều ghi nhận lượng khách du lịch nội địa bùng nổ. Kỳ nghỉ 30/4 - 1/5 năm nay không ngoại lệ. Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB) nhận định, lượng khách không chỉ tính những người đặt tua thông qua các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, người có phương tiện cá nhân cũng tranh thủ du lịch. Đến nay, nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành thông báo kín tua, du lịch mùa lễ hội năm nay dự báo sẽ “bùng nổ”, thậm chí có thể dẫn đến việc quá tải tại các điểm du lịch nổi tiếng.
Trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, nhiều chuyên gia đề xuất người dân, doanh nghiệp du lịch, lữ hành, các địa phương cần nâng cao ý thức phòng chống dịch, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch mà Bộ Y tế đưa ra.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Trịnh Thị Thủy cho biết, ngày 20/4, lãnh đạo Bộ VHTTDL giao Cục Văn hóa cơ sở gửi công văn cho các Sở VHTTDL, yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Trong công văn số 328, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị các địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và các văn bản của Bộ Y tế, Bộ VHTTDL về công tác phòng, chống dịch 
Covid-19.
Bộ VHTTDL yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch 
Covid-19 tại các sự kiện văn hóa, văn nghệ, lễ kỷ niệm, các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí tập trung đông người trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 phù hợp với quy định, hướng dẫn của ngành y tế, đảm bảo cho người dân và du khách kỳ nghỉ lễ vui tươi, lành mạnh và an toàn.
Địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người.

Các chuyên gia về du lịch cho rằng, những văn bản của địa phương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn sẽ giúp người dân và doanh nghiệp có ý thức, chủ động phòng chống dịch.
Thực tế, người dân cũng có kinh nghiệm khá tốt về phòng, chống dịch. Tâm lý đi du lịch có đề phòng, dè chừng nhưng không quá lo lắng. Tuy nhiên, bên cạnh các quy định của địa phương, đối với các doanh nghiệp du lịch cũng cần xây dựng kịch bản phòng, chống dịch, đặc biệt là đối với nhân viên ngành du lịch./.

Đỉnh Mẫu Sơn là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm mỗi khi đến Lạng Sơn.
Những địa điểm du lịch tại miền Bắc vào dịp 30/4 - 1/5
Sa Pa - Lào Cai: Đến Sa Pa vào thời điểm này, bạn dễ dàng cảm nhận được thời tiết một ngày có 4 mùa, buổi sáng thức dậy sương mù đã bao phủ, những hàng thông, những tòa nhà đều chìm trong sương. Sa Pa là địa điểm để du khách cảm nhận được một không khí hoàn toàn mới mẻ.
Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Cách Hà Nội khoảng 1,5 tiếng đồng hồ di chuyển, du khách được tận hưởng một không khí hoàn toàn mát mẻ, thư thái. Những điểm đến hấp dẫn tại Tam Đảo như Thác Bạc, nhà thờ Pháp cổ, đền Bà Chúa Thượng ngàn, tháp truyền hình… Ẩm thực Tam Đảo cũng rất phong phú và đặc sắc với nhiều món ngon như: Gà đồi, thịt lợn mán rừng, chim rừng, gà rang muối, các đặc sản làm từ su su, củ mài…
Ninh Bình: Du khách sẽ được chiêm ngưỡng một vùng núi non hùng vĩ, tráng lệ ở Hang Múa, đi qua những dòng suối nhỏ quanh co, uốn khúc nối liền các hang động, các thung lũng hoang sơ, kỳ bí đẹp lạ thường ở Tràng An, hay ngắm nhìn những ruộng lúa tuyệt đẹp hai bên đường.
Mai Châu - Hòa Bình: Tham quan các bản làng của người Thái, điển hình là bản Lác, một bản làng đã đưa hoạt động du lịch từ lâu đời và luôn thu hút khách du lịch. Du khách sẽ được ăn ở cũng như sinh hoạt với người dân trong làng. Đó cũng là một trải nghiệm khó quên
Hà Giang: Cảnh sắc thiên nhiên Hà Giang luôn hấp dẫn các phượt thủ bởi những cung đường đèo uốn lượn. Cột cờ Lũng Cú luôn được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Đứng ở đỉnh của cột cờ, du khách có thể nhìn ngắm khung cảnh hùng vĩ của cả vùng đất Hà Giang.
Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh: Quảng Ninh được ví như Việt Nam thu nhỏ vì có đầy đủ các loại địa hình, điểm du lịch nổi tiếng nhất là Vịnh Hạ Long. Ngoài ra, còn có Khu du lịch sinh thái Suối Mơ, đảo Quan Lạn, đảo Cô Tô, khu du lịch Yên Tử…
Cát Bà - Hải Phòng: Thành phố du lịch được du khách yêu thích với nhiều điểm vui chơi nổi tiếng như: Đảo khỉ, biển Đồ Sơn, Cát Bà… và các điểm mua sắm như chợ Sắt, chợ Ga…
Cô Tô: Là hòn đảo hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm tuyệt vời và kỷ niệm khó quên cho những ai yêu thích sự yên tĩnh của biển, muốn rời xa ồn ào náo nhiệt của cuộc sống. Đến đảo Cô Tô bạn đừng quên bỏ qua đảo Cô Tô con, đảo Thanh Lân hay một số bãi biển có làn nước trong xanh như bãi biển Vàn Chảy, bãi biển Hồng Vàn…
Cao Bằng: Đến Cao Bằng du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh suối Lê Nin, Khu di tích Pác Pó, thác Bản Giốc; Động Ngườm Ngao với những nhũ đá muôn hình vạn trạng.
Mộc Châu - Sơn La: Với đồi chè đang độ ra hoa, ngắm nhìn thác Dải Yếm thơ mộng, khám phá hang Dơi kỳ bí.
Tháng 4 - 5 là thời điểm Mộc Châu tuyệt đẹp với những rừng mận đỏ và đào đang độ đơm quả chi chít. Mận có nhiều nhất là ở thị trấn Nông Trường và xã Tân Lập. Các chủ vườn đều mở cửa để du khách vào và tham quan, chụp ảnh và tự tay hái những trái mận chín thơm ngon. Mộc Châu còn có nhiều địa điểm thú vị, rất hấp dẫn những du khách lần đầu đặt chân tới như Hang Động Bản Ôn, Thác Dải Yếm, rừng Thông, đỉnh Pha Lông…
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3