Gia Lai tăng cường tuyên truyền trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm


(CHG) Ngay từ đầu tháng 04/2022 tới nay, Đội QLTT số 4 đã tập trung lực lượng thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đã được phê duyệt tại Quyết định số 156/QĐ-CQLTT ngày 29/12/2021 về ban hành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Thường xuyên phối hợp với các Ban quản lý Chợ huyện Chư Sê và huyện Chư Pưh tuyên truyền bằng Băng rôn khẩu hiệu với các nội dung như: Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022; Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn; Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn… Bên cạnh đó Đội Quản lý thị trường số 4 kết hợp với Ban quản lý chợ trên địa bàn tuyên truyền bằng các bài viết về an toàn thực phẩm, về đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng… bằng loa phát thanh của Ban quản lý chợ. Tiến hành dán 43 bản áp phích số điện thoại đường dây nóng và ký 133 bản cam kết với các Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong chợ, nội dung “Không kinh doanh: Hàng giả; Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”.

Ký cam kết tại các hộ kinh doanh trong chợ

Qua công tác tuyên truyền này đã giúp cho bà con nhân dân, các tiểu thương trong chợ thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, chống các hiện tượng mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu… nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Tuyên truyền về đường dây nóng

Theo ông Hà Quang Tuấn, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 4 "Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng được lực lượng QLTT thường xuyên quan tâm, chú trọng.  Qua đó, từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh trong việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm. Thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai nói chung và Đội QLTT số 4 nói riêng, sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn. Từ đó, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng".

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3