(CHG) Chiều 21/7, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh. Nhưng liệu các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ có thể giảm theo để người dân bớt "vất vả" sau đại dịch COVID-19.
Giá xăng dầu đã giảm sâu...
Chiều ngày 21/7, Liên bộ Công Thương - Tài chính đã công bố điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước theo hướng giảm giá tất cả các mặt hàng. Theo đó, giá xăng RON95 giảm thêm 3.600 đồng/lít, với mức bán ra còn 26.070 đồng/lít; giá xăng E5 RON92 giảm 2.710 đồng/lít, bán ra với giá 25.070 đồng/lít.
Giá xăng giảm đã sâu, hàng tiêu dùng có cùng hạ giá? Ảnh minh hoạ |
Tương tự, dầu diesel giảm 1.740 đồng/lít, giá bán chỉ còn 24.850 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 1.100 đồng/lít, còn 25.240 đồng/lít. Dầu mazut là 16.540 đồng/kg, tương đương mức giảm 2.380 đồng/kg.
Trước đó, tại kỳ điều hành giá ngày 11/7, xăng E5 RON92 đã giảm 3.103 đồng/lít - có giá 27.788 đồng/lít; xăng RON95-III giá 29.675 đồng/lít, giảm 3.088 đồng/lít. Dầu diesel giá 26.593 đồng/lít, giảm 3.022 đồng/lít; dầu hỏa giá 26.345 đồng/lít, giảm 2.008 đồng/lít; dầu mazut có giá 17.712 đồng/kg, giảm 2.010 đồng/kg.
Tính cả 3 lần giảm liên tiếp, giá xăng RON95 đã giảm hơn 6.800 đồng/lít; giá xăng E5 RON92 đã giảm tới 6.229 đồng/lít; dầu diesel giảm được 5.161 đồng/lít, dầu hỏa giảm được 3.539 đồng/lít và dầu mazut giảm tới 4.187 đồng/kg.
Giá xăng dầu giảm mạnh đã phần nào tạo “cơn gió mát” với cộng đồng doanh nghiệp cũng như người dân, bởi mặt hàng này đang trực tiếp tác động vào túi tiền của từng gia đình, cũng như nguồn chi tiêu của các doanh nghiệp. Không chỉ giảm bớt gánh nặng chi phí, xăng dầu giảm giá mạnh là nguồn động lực tạo ra kỳ vọng phát triển và hướng tới kích cầu mua sắm, tiêu dùng.
...giá cả hàng hoá, dịch vụ “không đồng hành”
Việc giảm giá xăng dầu là một trong những biện pháp tích cực của Chính phủ nhằm giảm áp lực lên đời sống sinh hoạt của người dân, cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đang tồn tại nghịch lý là khi giá xăng, dầu tăng thì hàng hóa và các loại dịch vụ tăng theo. Nay giá xăng đã giảm thì hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là giá cước vận tải, taxi chưa có “động tĩnh” gì về thông tin giảm giá, mặc dù việc giảm giá xăng, dầu sẽ tạo điều kiện cho các loại dịch vụ vận tải, taxi được hưởng lợi đầu tiên.
Điều mà dư luận quan tâm, đó là trước kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 21/7, mặt hàng quan trọng này đã có đợt giảm mạnh từ ngày 11/7, nhưng giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng vẫn tăng mạnh. Cụ thể như giá lợn hơi trong nước vẫn tăng lên tới 7.000 đồng/kg, với mức giá cao nhất 75.000 đồng/kg tại khu vực miền Bắc. Các mặt hàng lương thực, rau củ quả… cũng như mọi mặt hàng dịch vụ ăn uống vẫn không hề có biểu hiện giảm giá.
Khi được hỏi về giá xăng tiếp tục giảm liệu các mặt hàng hoá có giảm không? Chị Ngọc (Kim Liên, Hà Nội) lắc đầu, cho biết: "Các mặt hàng ăn theo giá xăng tăng giờ sẽ khó mà giảm giá, chỉ tạm thời không tăng thêm thôi. Thật "ngộp thở" mỗi lần nghe thông tin về điều chỉnh xăng bởi nó kéo theo rất nhiều vấn đề sau mỗi lần đó."
Được biết, với những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có mặt bằng giá mới do tác động của việc tăng giá xăng dầu trong thời gian qua, sẽ phải cần phải có một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh giá cả hàng hóa theo cơ chế thị trường. Đây là vấn đề mà hầu hết các chuyên gia kinh tế đều nhận định khi lý giải nguyên nhân giá xăng, dầu giảm mạnh mà thị trường hàng hóa vẫn chưa chịu giảm theo. Bởi giá cả thị trường lên xuống do biến động từ chuỗi cung ứng, nên cần có một “độ trễ” thời gian để các ngành nghề, lĩnh vực điều chỉnh giá cả từ tác động của việc giảm giá xăng dầu.
Hơn thế nữa, xăng dầu là chủng loại hàng hóa đặc biệt, khi giá cả mặt hàng này có biến động thì chắc chắn sẽ tác động ít nhiều đến nhiều mặt hàng khác. Tuy nhiên, việc tăng, giảm sẽ không phải ngay lập tức và tùy ngành nghề, lĩnh vực sẽ có mức tác động để điều chỉnh giá cả phù hợp khác nhau.
Với việc giảm mạnh giá xăng dầu qua 3 đợt điều chỉnh gần đây, mọi người có quyền hy vọng các mặt hàng tiêu dùng, các loại phí sinh hoạt sẽ "hạ nhiệt" trong một tương lai không xa, nhất là có sự “vào cuộc” của các cơ quan chức năng quản lý và giám sát, kiểm tra. Giá cả hàng hóa giảm được sẽ là sẽ góp phần kích cầu, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, giúp người dân có thu nhập tốt, và hỗ trợ thiết thực cho người lao động bớt khó khăn hơn sau đại dịch COVID-19./.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết