Giá xăng giảm mạnh nhưng cước vận tải vẫn cao


(CHG) Sau 5 lần giảm liên tiếp, giá xăng từ mức cao kỷ lục 32,870 đồng/lít đã giảm gần 10.000 đồng, về hơn 23.000 đồng/lít và dự báo có khả năng giảm tiếp lần thứ 6. Giá xăng giảm đã kéo giá hàng hóa "hạ nhiệt", nhưng giá cước vận tải vẫn cao, không hợp lý so với mức giảm sâu của giá xăng dầu.

Hàng tiêu dùng đã có dấu hiệu hạ nhiệt

Tại các siêu thị, một số mặt hàng tươi sống như rau củ, thịt, hải sản… giá đã hạ nhiệt từ 5-10%. Như tại chuỗi siêu thị Big C và GO của Tập đoàn Central Rtail (Việt Nam) đang áp dụng giảm giá nhiều mặt hàng đến 29% đối với các sản phẩm tươi sống – chế biến sẵn, giảm 34% đối với cản sản phẩm tiêu dùng nhanh như xúc xích, cá viên, chả lụa, giảm đến 22% cho các sản phẩm sữa và các sản phẩm làm từ sữa…

                                                     Nhiều mặt hàng tiêu dùng đã hạ nhiệt (Ảnh minh họa)

Tại chợ dân sinh, giá thịt lợn đã giảm từ mức 150.000 – 170.000 đồng/kg xuống 120.000 – 150.000 đồng/kg. Theo các tiểu thương, giá thịt bán lẻ giảm là nhờ giá thịt lợn móc hàm tại chợ đầu mối đã giảm mạnh còn 90.000 đồng/kg, so với 1 tuần trước đó giảm được 15.000 đồng/kg.

Giá các loại gia cầm cũng bắt đầu giảm. Thịt gà công nghiệp giảm 5.000 đồng/kg còn 90.000 đồng/kg (đùi, cánh) và 70.000 đồng/kg (cả con, bỏ đầu, cổ, chân, lòng).

Tôm sống cũng có giá ngưỡng 300.000 - 350.000 đồng/kg, giảm 30.000-50.000 đồng/kg. Mực ống xuống còn 270.000-320.000 đồng/kg, giảm 30.000-50.000 đồng/kg.

Giá rau muống, mùng tơi, rau ngót, rau dền cũng giảm khoảng 2.000 đồng/bó xuống còn 8.000 – 10.000 đồng/bó; Cà chua, cà rốt, dưa chuột, đậu quả, lặc lè có giá từ 20.000 – 22.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg.

Theo nhận xét của bà con tiểu thương, mức giá như trên vẫn còn cao hơn 10 -20% so với thời điểm tháng 4, tháng 5 và giảm chưa tương xứng với mức hạ nhiệt của giá xăng dầu.

Các mặt hàng khô hầu như đứng im, không giảm giá. Dầu ăn tăng mạnh khi giá xăng liên tiếp tăng, lúc giá xăng giảm mạnh mặt hàng này vẫn giữ giá. Ví dụ như dầu Cái Lân 48.000 đồng/lít, Meizan 55.000 đồng/lít, Neptune 60.000 đồng/lít, Simply 65.000 đồng/lít… tăng mạnh từ mức giá cũ khoảng 36.000 – 42.000 đồng/lít.

Mì tôm Hảo Hảo tăng từ 3.500 đồng/gói lên 4.000 đồng/gói. Mức giá này duy trì nhiều tháng nay và chưa có thông tin về giảm giá.

Một số siêu thị như Lotte Mart, MM Mega Market… cho biết, các mặt hàng khô, hàng chế biến hầu như chưa được nhà cung cấp giảm giá, dù trước đó nhiều mặt hàng đã được đề xuất tăng theo giá xăng.

Các cửa hàng ăn uống cũng chưa giảm giá khi giá xăng giảm. Điển hình như thương hiệu Highlands Coffee đã tăng 18% giá sản phẩm từ đầu tháng 7, đến nay vẫn chưa giảm. Cửa hàng bún, phở, đồ ăn cũng tăng khoảng 15-20% lúc giá xăng tăng, nhưng nay giá xăng dầu giảm những mặt hàng này vẫn chưa giảm giá theo.

Nói về chuyện giá cả khi đi chợ, chị Thu Hương (phố Trần Bình, Mỹ Đình) cho biết: "Thời gian qua, giá xăng dầu giảm liên tục, nhưng tôi ra chợ vẫn thấy các mặt hàng thiết yếu giá vẫn cao, cũng đã có mặt hàng giảm giá đôi chút nhưng không đáng kể, thậm chí một số mặt hàng tươi sống còn tăng chóng mặt"

Cũng theo chị Hương tất cả những cửa hàng tạp hoá gần nơi chị sinh sống, các mặt hàng đồ khô vẫn còn cao, người bán vẫn lấy lí do giá vận chuyển hàng hóa tăng. Thiết nghĩ, giá xăng dầu đã giảm sâu, đến bao giờ thị trường giá cả mới "hạ nhiệt", nhất là những tháng cuối năm đang đến gần.

Cước vận tải chưa có dấu hiệu giảm

Sau 6 lần điều chỉnh gần nhất, giá xăng dầu hiện đã giảm tới gần 25% so với cách đây 1 tháng.

Khi xăng tăng, có tới 80-90% doanh nghiệp vận tải tăng giá cước lên 10-15% ngay cả trước khi giá xăng ở mức 30.000 - 32.000 đồng/lít để bù lỗ. Tuy nhiên, đến nay, giá cước vẫn chưa giảm.

Giá cước vận tải đến nay vẫn chưa "hạ nhiệt" (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết, Hiệp hội đã có văn bản đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh taxi trên địa bàn thành phố nghiên cứu thực hiện đồng nhất việc giảm giá cước taxi với mức tham khảo từ 500 đồng/km - 1.000 đồng/km. Nhưng mới chỉ có hãng Thanh Nga và Vạn Xuân thực hiện giảm giá. Các doanh nghiệp còn lại đang kê khai giá cước mới để gửi Sở GTVT TP Hà Nội.

Hiện nay, giá cước taxi Hà Nội đang là 15.000 đồng/km. Tới đây, sau khi điều chỉnh, mức giá mới sẽ còn 14.000 – 14.500 đồng/km, giảm khoảng 7%, tương đương với mức giá cước đã tăng.

Vẫn biết, mỗi lần điều chỉnh giá cước, các hãng taxi mất khoảng 150.000 đồng/xe để kiểm định lại đồng hồ và trang bị bộ dán giá cước. Điều này cũng khiến cho quá trình điều chỉnh kéo dài, không theo kịp đợt giảm giá của xăng dầu.

Giá cước vận tải theo các tuyến đường dài cũng không giảm do chưa thể “bù lỗ” của thời điểm giá xăng tăng cao. Ví dụ giá cước tuyến Hà Nội – Lào Cai của hãng xe Sao Việt đang là 280.000 đồng/lượt, tăng 40.000 đồng/lượt (tương đương 16% so với giá vẽ cũ). Giá vé tuyến Hà Nội – Tuyên Quang của hãng xe Cường An đang là 120.000 đồng/vé (tương đương tăng 20% so với giá cũ).

Theo ông Nguyễn Văn Quyên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, giá cước vận tải hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường. Trong các chi phí đầu vào, giá xăng dầu được các doanh nghiệp dự báo giá nhiên liệu trên thị trường trung bình trong thời gian 306 tháng, không căn cứ vào giá xăng dầu trong kỳ điều hành 10 ngày để điều chỉnh tiền cước.

Ông Đỗ Công Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết: Việc giảm giá vé hay không phụ thuộc phần lớn vào kê khai lại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có quy định yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai lại giá.

Khi sửa các nghị định về kê khai giá, có thể kiến nghị bổ sung nội dung: Khi các yếu tố đầu vào hình thành giá thay đổi, nếu doanh nghiệp không thực hiện điều chỉnh giá, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được yêu cầu doanh nghiệp kê khai lại.

Để "hạ nhiệt" các mặt hàng nhanh chóng, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các bộ ban ngành liên quan. Theo Bộ Tài Chính cho biết sẽ tổ chức rà soát kê khai những mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng, trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu các doanh nghiệp bắt buộc thực hiện để bảo vệ người tiêu dùng.

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu 5 tấn đường cát trắng nhập lậu

(CHG) Ngày 02/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Long An: Tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An phối hợp Công an huyện Đức Hòa thực hiện kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến, tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Phát hiện đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

(CHG) Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Tiêu hủy hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3