(CHG) Mặc dù hệ thống siêu thị Lê Vy đã bị phía cơ quan Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, xử lý vi phạm về việc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm nhập lậu… nhưng theo phản ánh của người tiêu dùng, tại siêu thị này vẫn đang tiếp tục bán các mặt hàng nêu trên. Phải chăng mức xử phạt vi phạm chưa đủ răn đe? Hay phía siêu thị Lê Vy đang "thách thức" cơ quan chức năng?
"Thách thức" pháp luật?
Sau khi Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận Thương mại có bài phản ánh: “Hà Nội: Nghi vấn hệ thống siêu thị hàng nhập ngoại Lê Vy mark bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ”, chúng tôi vẫn nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc siêu thị Lê Vy vẫn tiếp tục có hành vi bán hàng vi phạm quy định.
Siêu thị Lê Vy mart
Chị Đ.T.H, người tiêu dùng ở gần siêu thị này cho biết: “Sau khi siêu thị hàng nhập ngoại Lê Vy bị truyền thông phản ánh, hình như phía cơ quan quản lý thị trường đã đến kiểm tra. Nhưng sau đó, ở đấy vẫn bán hàng nhập ngoại như trước. Họ (siêu thị Lê Vy) ngang nhiên bày bán các loại sản phẩm hàng tiêu dùng có nguồn gốc từ nước ngoài, nhưng không có các thông tin bằng tiếng Việt. Tôi ở gần đây, tiện nên mua, chứ sử dụng cũng lo lắm. Liệu có chắc là hàng nhập ngoại, nhỡ đâu hàng giả thì sao?”.
Theo phản ánh của bạn đọc, chúng tôi đã đến quan sát hai địa điểm kinh doanh của hệ thống hàng nhập ngoại Lê Vy Mark tại 64 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa và 35 phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình thì thấy thông tin là chính xác. Hoạt động của cả hai siêu thị mang thương hiệu hệ thống hàng nhập ngoại Lê Vy mark dường như không thay đổi.
Dù trước đó, siêu thị Lê Vy mark đã bị cơ quan quản lý thị trường ra quyết định xử phạt về những vi phạm như phản ánh của Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại, nhưng phía siêu thị Lê Vy mark vẫn tiếp tục bày bán các mặt hàng nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt theo quy định. Cụ thể như những mặt hàng hóa mỹ phẩm: nước lau nhà, tẩy rửa bồn cầu, nước rửa chén, nước giặt, nước xả vải, dầu xả… hay các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ xung, các loại sữa, váng sữa, bột ăn dặm, các loại gia vị, hạt nêm, bánh kẹo, đồ ăn vặt… và cả bánh Trung thu đều không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn được bày bán công khai tại hệ thống hàng nhập ngoại Lê Vy mark
Điều mà bạn đọc quan tâm và phản ánh tới chúng tôi là tại sao chỉ gắn thêm nhãn phụ lên hàng hóa nhập khẩu mà siêu thị này không làm được? Có phải nếu gắn phụ đề tiếng Việt thì cơ quan chức năng sẽ kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ cũng như những thông tin của lô hàng nhập khẩu. Còn việc cố tình không gắn nhãn phụ tiếng Việt để cơ sở kinh doanh này “che giấu” nguồn gốc xuất xứ thật sự của số hàng hóa gắn mác nhập khẩu này.
Liên hệ qua điện thoại với ông Trần Hoàng Dương, Đội trưởng Đội QLTT số 3 (khu vực quận Ba Đình) và ông Phạm Ngọc Oanh, Đội QLTT số 4 (khu vực quận Đống Đa) Cục Quản lý thị trường Hà Nội để tìm lời giải cho câu hỏi: Tại sao sau khi bị kiểm tra và xử lý hành chính, phía hệ thống hàng nhập ngoại Lê Vy mark vẫn bán hàng sai quy định, như đang thách thức dư luận? Ông Trần Hoàng Dương cho hay: “Thời điểm kiểm tra, phát hiện vi phạm, chúng tôi đã thu giữ và xử lý hàng hóa vi phạm. Hàng hóa họ luân chuyển liên tục… anh em có thông tin cứ chuyển cho anh để anh xử lý…”.
Còn ông Phạm Ngọc Oanhthì cho rằng: “Có gì cứ trao đổi với Cục, vì chúng tôi không được cung cấp thông tin”.
Các sản phẩm sữa, bánh kẹo, bánh Trung thu nhập ngoại không rõ nguồn gốc và sản phẩm có dấu hiệu trắng thông tin ngang nhiên bày bán tại siêu thị Lê Vy
Chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe?
Theo thông tin từ phía Cục QLTT Hà Nội, chúng tôi được biết phía Đội QLTT số 3 và Đội QLTT số 4 đã đi kiểm tra, xử lý, xử phạt phía siêu thị Lê Vy mark. Cụ thể: “Cả hai địa điểm kinh doanh của siêu thị Lê Vy đều bị xử lý với tổng số 797 sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm nhập lậu (buộc tiêu hủy), tổng giá trị hàng hóa vi phạm là 20.010.000 đồng và số tiền phạt là 16.000.000 đồng”.
Tuy nhiên, sau khi xử phạt hành chính, lực lượng QLTT cần tiếp tục giám sát hoạt động kinh doanh của cơ sở mới bị xử lý nhằm kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của đối tượng vi phạm.
Theo cách trả lời của hai cán bộ đội QLTT như vừa nêu ở trên cho thấy, đã không có việc hậu kiểm sau khi kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với hệ thống siêu thị Lê Vy. Điều đó cũng có nghĩa rằng, đã không có giám sát từ phía cơ quan chức năng đối với việc làm vi phạm pháp luật đối với lĩnh vực kinh doanh hàng hóa ngoại nhập của hệ thống siêu thị Lê Vy.
Với cách làm theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” nêu trên đã dẫn đến việc, sau khi ký vào biên bản vi phạm, siêu thị Lê Vy lại tiếp tục kinh doanh hàng ngoại nhập vi phạm pháp luật như trước khi bị xử lý. Điều này là cho dư luận không khỏi nghi ngại về việc hệ thống siêu thị này đang ngang nhiên "thách thức" pháp luật, thách thức chính cơ quan QLTT. Không ít ý kiến đã cho rằng: Liệu ở đây có việc buông lỏng quản lý, hay có sự ưu ái nào đó từ phía các cơ quan chức năng?
Được biết, để xảy ra việc bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng gian lận thương mại, gian lận thuế sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp về an ninh ngân sách của địa phương, và người đứng đầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền, cũng như người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm về vụ việc.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết