Hải quan Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống ma túy qua đường biển với Thái Lan


(CHG) Ngày 15/6/2023, Đoàn Ủy ban Kiểm soát ma túy Thái Lan đã có buổi làm việc chia sẻ kinh nghiệm, khảo sát về công tác phòng chống ma túy với Hải quan Việt Nam tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực 1.
Tham dự buổi làm việc, về phía Đoàn Thái Lan có ông Wichai Chaimongkhon, Tổng Thư ký Ủy ban Kiểm soát ma túy làm trưởng đoàn và 10 thành viên thuộc Ủy ban kiểm soát ma túy Thái Lan.
Đoàn đại biểu Thái Lan tìm hiểu công tác phòng chống ma túy qua cảng Cát Lái. Ảnh: T.H.

Về phía Việt Nam có ông Hoàng Tâm Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 -Bộ Công an); ông Nguyễn Văn Ổn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan; ông Phan Minh Lê, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, cùng lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, Đội Kiểm soát phòng chống ma túy - Cục Hải quan TPHCM; Phòng Kiểm soát phòng chống ma túy khu vực miền Nam- Cục Điều tra chống buôn lậu…
Chia sẻ về công việc tại chi cục Đoàn tới khảo sát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 Đỗ Thế Mạnh cho biết, lưu lượng hàng hóa qua cảng rất lớn, chiếm khoảng 50% hàng hóa của cả nước. Khối lượng hàng hóa qua cảng Cát Lái mỗi năm một tăng, trung bình mỗi ngày có khoảng 10.000 Tues hàng hóa XNK thông qua cảng. Để thực hiện thủ tục hải quan cho khối lượng hàng hóa XNK lớn, ngoài việc áp dụng nhiều biện pháp quản lý hiện đại, đơn vị được Tổng cục Hải quan quan tâm trang bị nhiều công cụ, thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát phòng chống hàng hóa vi phạm, hàng cấm và ma túy.
Trong những năm qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu lớn, như: Ngà voi giấu trong ruột các khối gỗ lớn; ma túy được giấu trong các thanh của ruột palet gỗ nhập khẩu; ma túy giấu trong ruột các khối đá xuất khẩu…
“Kết quả trên, ngoài sự nỗ lực nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát, thu thập thông tin của đơn vị, còn có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng trong và ngoài ngành Hải quan, cũng như thông tin trao đổi của các tổ chức quốc tế…”- ông Đỗ Thế Mạnh chia sẻ.
Hải quan TPHCM chia sẻ kinh nghiệm với Đoàn Thái Lan. Ảnh: T.H.

Chia sẻ với đoàn công tác Thái Lan, Phó Cục trưởng C04 Hoàng Tâm Hiếu cho rằng, ở Việt Nam có 4 lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy, gồm: Hải quan, Biên Phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát phòng chống ma túy. Việc kết nối thông tin để cùng nhau kiểm soát phát hiện ra ma túy là quan trọng nhất. Cảng Cát Lái là trung tâm vận chuyển, chuyển giao hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Trong quá trình quản lý của Thái Lan, nếu phát hiện các dòng hàng hóa XNK từ Việt Nam có chứa ma túy, rất mong cơ quan Thái Lan phản hồi để cơ quan Việt Nam được biết.
Tháng 6 ở Việt Nam là tháng hành động phòng chống ma túy, các đơn vị chuyên trách tập trung cao điểm trong công tác này. Từ lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến các đơn vị thực thi nhiệm vụ để quyết tâm đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy, không để Việt Nam trở thành điểm trung chuyển ma túy của các nước.
Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng cho rằng, qua các vụ ma túy được phát hiện cho thấy thủ đoạn cất giấu ma túy ngày càng tinh vi, bằng mắt thường hoặc các thiết bị kỹ thuật cũng rất khó khăn trong việc phát hiện ra các thủ đoạn cất giấu ma túy. Việc phát hiện các hoạt động vận chuyển ma túy chủ yếu thông qua các tin tức do các tổ chức triển khai, thu thập, chính vì thế, mong được chia sẻ kinh nghiệm, thông tin từ các nước, trong đó có Thái Lan để phát hiện ra các thủ đoạn hoạt động ma túy.
Chia sẻ về thủ đoạn vận chuyển ma túy qua đường cảng biển TPHCM, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Nguyễn Văn Ổn cho biết, hàng hóa xuất khẩu qua cảng Cát Lát đến hầu hết các nước trên thế giới và hàng nhập khẩu cũng đến từ các nước trên thế giới, trong đó có thị trường Thái Lan. Do Việt Nam không có đường biên giới tiếp giám với Thái Lan nên phương thức thủ đoạn của các đối tượng vận chuyển ma túy sẽ lợi dụng trong việc vận chuyển hàng hóa qua đường biển và đường hàng không.
Hải quan Việt Nam có hệ thông chống buôn lậu và lực lượng chống ma túy từ cấp trung ương đến địa phương, được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác phòng chống ma túy và tiền chất. Có máy soi, có máy ngửi kiểm soát ma túy, có chó nghiệp vụ…
Tuy nhiên, kênh thông tin quốc tế rất quan trọng trong công tác phòng chống buôn lậu nói chung và ma túy nói riêng. Phía Việt Nam đã chia sẻ nhiều thông tin với các tổ chức quốc tế về phòng chống ma túy và các tổ chức này đã tổ chức bắt giữ rất hiệu quả. Hải quan Việt Nam rất mong muốn nhận được thông tin chia sẻ từ Thái Lan về công tác phòng ma túy, với thông tin về đối tượng, thủ đoạn và doanh nghiệp nghi vấn.
“Đối tượng buôn bán ma túy hiện nay đều cất giấu ma túy trong hàng hóa, chính vì thế việc chia sẻ thông tin giữa Thái Lan với Hải quan Việt Nam rất quan trọng, cơ quan Hải quan Việt Nam mong muốn nhận được thông tin chia sẻ của Thái Lan để nâng cao hiệu quả kiểm soát, phòng chống ma túy”- Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Ổn đề xuất.
Hơn 31 kg cocaine được Hải quan phát hiện trong lô hàng nhập khẩu qua cảng Cát Lái năm 2015. Ảnh: T.H.

Lấy ví dự từ thực tế, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Phan Minh Lê cho rằng, ma túy phát hiện qua đường cảng biển ít hơn nhiều so với vận chuyển qua đường hàng không và đường bưu điện, tuy nhiên, thủ đoạn rất tinh vi. Lấy ví dụ từ vụ cơ quan Hải quan phát hiện trên 31,5 kg cocaine trong thanh palet gỗ vào ngày 15/5/2015, ông Phan Minh Lê cho rằng, thủ đoạn cất giấu cực kỳ tinh vi, các đối tượng không giấu trong hàng hóa nhập khẩu, mà khoan rỗng các palet gỗ làm chân đế để các thùng hàng cất giấu cocaine bên trong, nếu không phát hiện kịp thời, số ma túy này tiếp tục được vận chuyển đi nước thứ ba.
Đại diện cho đoàn Đại biểu Thái Lan, ông Wichai Chaimongkhon, Tổng Thư ký Ủy ban Kiểm soát ma túy Thái Lan cảm ơn sự đón tiếp niềm nở và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng chống ma túy từ các đơn vị chuyên trách của Việt Nam, và cho rằng Thái Lan sẽ hợp tác, chia sẻ thông tin với cơ quan chức năng của Việt Nam trong công tác phòng chống ma túy.
 
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3