(CHG) Ngành đường sắt đã phát đi khuyến cáo vé giả, vé không hợp lệ khi hành khách mua vé qua cò mồi, mua vé “pass” (bán lại) trên mạng hoặc qua các kênh không chính thức.
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) cho biết, theo quy định của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), hành khách đi tàu phải có thông tin giấy tờ tùy thân trùng với thông tin trên "Thẻ lên tàu hỏa" mới đủ điều kiện vào ga lên tàu.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Do nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2023 tăng cao, nên vé tàu Tết các ngày cao điểm, chuyến tàu chạy giờ “hot” gần như kín chỗ, trong khi nhu cầu hành khách vẫn tăng cao. Đã có nhiều hành khách chấp nhận mua vé qua cò mồi, mua vé “pass” (bán lại) trên mạng hoặc qua các kênh không chính thức, vì thế dễ mua phải vé giả, vé không hợp lệ. Hành khách mua vé tàu này sẽ đối diện nguy cơ không được đi tàu hoặc bị phạt.
Đường sắt Hà Nội hướng dẫn hành khách cần kiểm tra lại vé điện tử của mình trên website bán vé của đường sắt, để đảm bảo quyền lợi và tránh mua phải vé giả, hoặc vé không đúng với quy định.
Người mua vé tàu truy cập vào website dsvn.vn, sau đó vào mục kiểm tra vé. Trên giao diện của mục kiểm tra vé, hành khách điền đầy đủ thông tin: Mã vé, mác tàu, ga đi, ga đến, ngày đi tàu, số giấy tờ cá nhân ghi trên vé, nhấn ô “Kiểm tra vé”. Sau khi hoàn thành các bước trên, màn hình sẽ hiện lên thông tin hành khách đi tàu đã lưu trên hệ thống vé điện tử và tiến hành so sánh thông tin trên hệ thống và trên "Thẻ lên tàu hỏa". Nếu thông tin trùng khớp là vé hợp lệ.
Theo quy định của VNR, trường hợp hành khách đi tàu không có vé hoặc vé không đúng với thông tin của người đi tàu thì phải mua vé bổ sung với số tiền chênh lệch bằng 1,3 lần giá trị của loại chỗ ghi trên vé. Do đó, để tránh tình trạng bị lừa, hoặc mua phải vé giả, vé không hợp lệ, hành khách khi đi tàu cần tiến hành kiểm tra kỹ thông tin trên vé và thông tin cá nhân đi tàu cần phải trùng khớp.
Trước đó vào năm 2021 ngành đường sắt đã phối hợp với lực lượng công an thành phố Hồ Chí Minh phát hiện và tịch thu 55 vé tàu giả đi lại trong dịp Tết Nguyên đán. Các vé giả này đi từ TP. HCM đến các ga thuộc các tỉnh miền Trung, miền Bắc, trong đó có cả vé đi khứ hồi. Ngoài ra, công an còn thu giữ 1 USB có chứa hơn 100 mẫu vé tàu Tết chưa được in ra.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết