Kì 1: "Làm đẹp" học bạ": Điểm chuẩn học bạ cao vẫn trượt...


(CHG) Với tình trạng điểm chuẩn học bạ tăng đột biến đang đặt ra nhiều nghi vấn: Có hay không việc "làm đẹp" học bạ của học sinh các trường trung học phổ thông? Nếu đây là sự thật, thì việc làm này sẽ gây nhiều hệ luỵ khi xét tuyển bằng phương pháp xét học bạ, gây bất bình cho nhiều học sinh.

Năm nay, nhiều thí sính đt 28 hay 29 điểm ở phương thức xét tuyển học bạ bậc trung học phổ thông (hay còn gọi là điểm chuẩn học bạ) mà vẫn trượt đại học.

"Làm đẹp" học bạ hệ luỵ khôn lường? Ảnh minh hoạ 

Với hiện tượng nhiều ngành lấy điểm chuẩn học bạ là 30 điểm, các chuyên gia giáo dục lo ngại tình trạng "làm đẹp" học bạ tiếp tục gia tăng và tinh vi hơn. Đã không ít trường có điểm chuẩn học bạ chạm mốc 30 điểm, thậm chí còn cao hơn như Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội và ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại Giao với 32,18 điểm. 

Năm nay, điểm chuẩn học bạ nhiều ngành tăng từ 5-7 điểm, các chuyên gia giáo dục nhận định đây là tỷ lệ tăng điểm xét tuyển học cao trong khoảng 5 năm trở lại đây. Và điểm số học sinh trung học phổ thông đang không đồng đều, quy chuẩn chung trên phạm vi cả nước. Theo đó, quy luật tất nhiên là kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông tăng thì điểm chuẩn học bạ cũng tăng.

Thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc các trường đại học sử dụng kết quả trong học bạ của học sinh là một trong các tiêu chí xét tuyển vào đại học phù hợp với xu thế của giáo dục (xét cả quá trình học tập và rèn luyện).

Trên thế giới, nhiều trường đại học lớn cũng sử dụng quá trình học tập của học sinh trong giai đoạn phổ thông làm tiêu chí xét tuyển. Số ngày nghỉ học, sự tiến bộ trong 3 năm học... là một trong những tiêu chí xét học bổng. 

Nhiều trường còn đòi hỏi điểm GPA (chỉ số điểm trung bình đánh giá kết quả học sinh, sinh viên) rất cao, hơn 9,0 trung bình các môn học. Việc xét tuyển đầu vào của trường đại học theo phương thức trên không sai, chỉ là sai ở việc một số trường đánh giá một nhóm học sinh chưa đúng mà thôi.

Để làm được điều này, giáo dục Việt Nam nói chung và các trường phổ thông trung học nói riêng cần phải thực hiện được việc “dạy thật – học thật – đánh giá thật” thì mới lấy được niềm tin xã hội. 

Trên thực tế, nhiều giáo viên, nhà trường chịu sức ép từ phụ huynh về việc mong muốn con cái có bảng điểm đẹp. Đặc biệt, căn bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa thực sự được dẹp bỏ dẫn đến việc đánh giá học sinh không sát với thực học. 

Nhiều giáo viên chia sẻ, việc giúp học sinh “làm đẹp” học bạ, nhiều khi không phải vì thành tích hay mục đích cá nhân mà vì lương tâm, tình thương với học trò của mình. Trong một guồng máy như vậy, nhiều giáo viên sẽ cảm thấy tội cho học trò của mình nên nương nhẹ. Từ đó, các thầy cô chạy đua với nhau. Không phải vì thành tích, mà đó là hệ quả của việc sử dụng kết quả học tập vào xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học. 

Ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ Giáo dục & Đào tạo cho rằng, chính việc tính kết quả học tập bậc phổ thông vào xét tốt nghiệp trung học phổ thông và xét đại học bằng học bạ, khiến kết quả học tập của học sinh bị méo mó. 

Việc học sinh đậu đại học nhiều, trường phổ thông được tiếng vang. Giáo viên cũng muốn học sinh mình vào được đại học. Chính vì chưa có hệ thống đánh giá chung bậc phổ thông nên kết quả của mỗi trường, mỗi giáo viên không đồng nhất dẫn đến sự gian dối trong đánh giá. Thậm chí, có giáo viên cố tình ra đề khó để học sinh phải đi học thêm, sau đó điểm lại cao chót vót làm cho học sinh nhận thức không đúng về năng lực của mình

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, đánh giá không đúng, không sát năng lực học tập của học sinh nói chung là một hạn chế trong quá trình dạy học. Điều này dẫn tới không nhận được thông tin phản hồi chính xác từ phía người học để giáo viên có những điều chỉnh kịp thời về nội dung, phương pháp dạy học, đồng thời giúp học sinh điều chỉnh phương pháp học tập của mình. 

Chính bởi  đánh giá không đúng, không sát vì mục đích "làm đẹp" học bạ để xét tuyển sinh đại học hoàn toàn sai về chuyên môn. Do đó, từng nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện tốt quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 

Cùng với đó, cần tăng cường vai trò của cơ quan quản lý các cấp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cơ sở giáo dục về đối soát điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ của các giáo viên, cơ sở giáo dục với điểm số của các kỳ kiểm tra; đánh giá thông qua đề thi chung của trường, tỉnh, quốc gia…

Ngoài ra, cần làm tốt việc giám sát, kiểm tra khâu ra đề của giáo viên, công tác tổ chức kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ, cuối kỳ; giám sát việc đánh giá, cho điểm của giáo viên. Việc quản lý điểm của học sinh trên hệ thống công nghệ thông tin một cách minh bạch, cũng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực. 

Giáo viên cũng cần phải làm tròn trách nhiệm giáo dục gương mẫu của mình; đánh giá khách quan, công bằng, công khai và dân chủ theo năng lực nhận thức của học sinh ở từng bộ môn mình giảng dạy.

Hiệu trưởng các trường cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và rà soát điểm của học sinh; tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực khách quan, phù hợp và khuyến khích được khả năng ham tìm hiểu, tự giải quyết vấn đề của các em. Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, bộ môn, các cán bộ nhân viên trong nhà trường để đánh giá đúng năng lực, phẩm chất học sinh, bảo đảm tính công bằng, khách quan và dân chủ, văn minh.

Mặt khác, các chuyên gia cho rằng, học sinh cần xác định rõ mục tiêu học tập: Học vì kiến thức, nâng cao nhận thức. Học để phục vụ công việc, lý tưởng, ước mơ, hoài bão... Nếu học để thi, vì điểm số, bằng cấp thì hình thức đánh giá đầu vào kiểu gì cũng có tiêu cực. Do đó, thi hay xét tuyển học bạ cũng không quá quan trọng. Quan trọng là phải làm rõ cho người học nhận thức đúng mục đích của việc học và tránh được hệ luỵ từ việc "làm đẹp" học bạ gây bức xúc trong xã hội.

Kì 2: Làm đẹp học bạ ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào ?

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3