Kì 1: Sản phẩm có truy xuất nguồn gốc hàng hóa là ưu thế trên thị trường 4.0


(CHG) Với xu thế mở cửa, thông thương giữa các quốc gia trên thế giới, phương thức bán hàng đa kênh, đa phương tiện thông qua môi trường mạng ngày trở nên phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp, người tiêu dùng thất vọng về sản phẩm mà mình nhận được không đúng như thông tin đã đăng quảng cáo. Vì vậy, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc hàng hóa sẽ là một ưu thế trên thị trường, nhất là trong thời đại 4.0 hiện nay.

Cần truy xuất nguồn gốc hàng hoá để bảo vệ người tiêu dùng

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là gì?

Có nhiều cách định nghĩa về truy xuất nguồn gốc (TXNG), tuy nhiên có thể giải thích nôm na như sau: Truy xuất nguồn gốc là khả năng xác định, theo dõi và truy nguyên các thành phần cấu thành lên một sản phẩm, cũng như toàn bộ quá trình dịch chuyển, chuyển chủ sở hữu và chuyển đổi trạng thái của một sản phẩm trong chuỗi cung ứng theo thời gian.

Nói cách khác, TXNG là quá trình minh bạch thông tin của sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu truy vấn thông tin về một sản phẩm thông qua hệ thống kỹ thuật quản lý lưu vết thông tin sản phẩm ta có thể chỉ ra được “từ thời gian nào đến thời gian nào sản phẩm đó ở đâu, thuộc về ai, tồn tại ở dạng gì và ai đó đã tác động vào nó như thế nào”.

Có thể nói, TXNG hàng hóa chính là một cách minh bạch để khẳng định chất lượng sản phẩm mà nhà cung cấp đưa tới người tiêu dùng.

Với ý nghĩa đó, nhiều năm gần đây, việc truy xuất nguồn gốc đang chứng minh vai trò của mình đối với việc khẳng định chất lượng sản phẩm. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn là yêu cầu gần như bắt buộc đối với doanh nghiệp nếu muốn đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Ngay đến Trung Quốc, thị trường lớn và được coi là dễ tính nhất, cũng ngày càng có những tiêu chuẩn cao đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Những thị trường như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Canada... có truyền thống khó tính với những tiêu chuẩn khắt khe đối với tất cả các loại hàng hóa lưu thông ra vào thị trường. Nhất là trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, dược phẩm, nông sản, thực phẩm... 

Muốn vào các thị trường khó tính này, doanh nghiệp buộc phải áp dụng các giải pháp công nghệ để truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Giải pháp công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: Có khả năng cung cấp thông tin tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và phân phối, có khi còn phải định vị được vị trí địa lý của nó đang ở đâu trong hành trình xuất khẩu, đáp ứng theo tiêu chuẩn của tổ chức mã số mã vạch toàn cầu (GS1) với các tiêu chí chính “5W: What – Who – Where – When – Why ( Làm cái gì – Ai làm – Làm ở đâu- Làm khi nào – Làm như thế nào); Và quy trình Bước trước - Bước sau”.

Ông Nguyễn Thế Tiệp - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống giả cho biết: "TXNG giải quyết vấn đề minh bạch thông tin về sản phẩm. Có thể hiểu là một khâu trong quản lý chất lượng, do đó khi áp dụng TXNG, chúng ta có thể quản lý chất lượng, quy trình sản xuất chế biến tốt hơn. Từ đó TXNG giúp quảng bá và giữ vững thương hiệu, chống hàng giả, hàng nhái, chống gian lận thương mại, không bị chia sẻ thị phần với hàng giả, hàng nhái".

Mô hình "Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia" .

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa - ưu thế để phát triển thị phần

Ngày 01/01/2005, việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa đã được quy định tại Luật 178/2002/EC của Liên minh Châu Âu (EU). 

Trước đó, từ năm 2002, Hoa Kỳ đã ban hành Luật Chống khủng bố sinh học, quy định về việc lưu hồ sơ trong triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tiếp đó, tháng 01/2011, Hoa Kỳ tiếp tục ban hành Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA – Food Safety Modernization Act), trong đó yêu cầu tăng cường theo dõi, truy vết, lưu trữ hồ sơ đối với thực phẩm nguy cơ cao. 

Từ những năm 2005, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Nga, Singapore... đưa yêu cầu về các lô hàng nhập khẩu phải có khả năng truy xuất nguồn gốc khi gặp sự cố bất thường về chất lượng.

Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản đã được đặt ra trong Luật An toàn thực phẩm 2010, Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (đề án 100) (ban hành tại Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 ); Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ NN&PTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn; Thông tư số 03/2011/TTBNNPTNT ngày 21/01/2011 quy định về truy xuất nguồn gôc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản;...

Theo kết quả triển khai Đề án 100 của Chính phủ, đến nay, Bộ KH&CN đã công bố khoảng 20 tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực TXNG; Xây dựng Cổng thông tin TXNG sản phẩm, hàng hóa quốc gia nhằm trao đổi và khai thác thông tin giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, chia sẻ dữ liệu theo tiêu chuẩn của GS1. 

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch, tiếp tục thực hiện Đề án 100, Bộ NN&PTNT xác định sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây sẽ là cơ sở và động lực để đẩy mạnh thị trường trong nước, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành, kết nối thông suốt với Cổng thông tin TXNG sản phẩm hàng hóa quốc gia, góp phần xây dựng thương hiệu Nông sản Việt.

Ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, TXNG sẽ là “chìa khóa” để gây dựng niềm tin cho người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm; đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại. Đây cũng là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp trong nước thuận lợi chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài. 

"TXNG giúp nhà sản xuất quản lý được sản phẩm trong chuỗi cung ứng, nâng tầm cho sản phẩm, giúp củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Thông qua tem TXNG và thiết bị cầm tay di động giúp người tiêu dùng bình thường trở thành người tiêu dùng thông thái. Một hệ thống TXNG tốt có thể giúp triệu hồi sản phẩm nhanh chóng và kịp thời khi cần thiết, người tiêu dùng không mua phải hàng kém chất lượng, tránh được các hậu quả xấu có thể xảy ra", ông Nguyễn Thế Tiệp nhấn mạnh.

Vậy, vấn đề còn lại là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ TXNG như thế nào để có thể thích ứng với các thị trường trong và ngoài nước?

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3