Kì 1: Tăng cường kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm


(CHG) Những tháng cuối năm, lợi dụng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng mạnh, một số cơ sở chế biến, kinh doanh hàng hoá thường tung ra thị trường hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc. Để bảo vệ người tiêu dùng, cần sự vào cuộc của liên ngành các cơ quan chức năng để kiểm soát và đưa ra những tiêu chuẩn thực phẩm an toàn.

 

Trong thời gian qua, mặc dù các lực lượng chức năng liên tục kiểm tra, kiểm soát thực phẩm trên thị trường. Nhưng một số đối tượng vẫn dùng mọi thủ đoạn để trà trộn những mặt hàng thực phẩm bẩn, hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả tuồn ra thị trường. 

Dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 vừa qua, Bộ Công Thương đã tổ chức các đoàn kiểm tra tại các tỉnh như Cà Mau, Long An, Kon Tum, Thừa Thiên Huế. 

Đoàn công tác của Bộ Công Thương do ông Nguyễn Việt Tấn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn cùng đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước, Viện Công nghệ thực phẩm đã làm việc với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau về tình hình thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg, Chỉ thị 17/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Kết quả kiểm tra 127 trường hợp, đã phát hiện 55 vụ vi phạm (chiếm 43% so với tổng vụ kiểm tra), xử phạt vi phạm hành chính số tiền 166.553.000 đồng. 

Đoàn đã tiến hành kiểm tra tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Cà Mau đối với sản phẩm tự công bố của đơn vị là rượu nếp Tân Lộc Cà Mau (32%Vol) và rượu gạo Tân Lộc Cà Mau (29,5%Vol). 

Tại thời điểm kiểm tra, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của đơn vị đã hết hạn, ngày ghi trên 2 hồ sơ của 2 sản phẩm trên lại có trước ngày có kết quả kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu cảm quan như màu sắc, mùi vị, trạng thái... Kiểm tra thực tế tại khu vực sản xuất cho thấy, kho thành phẩm còn để lẫn với các vật tư, thiết bị khác, có nơi còn kê sát tường, khu vực chiết rót rượu thành phẩm chưa sạch, bao bì thành phẩm để không đúng nơi quy định.

Được biết, lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương cũng đẩy mạnh hoạt động kiểm tra tại cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Qua đó, phát hiện và xử lý kịp thời như phát hiện sản phẩm bánh Trung thu có nhãn hiệu và tên sản phẩm nước ngoài, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ cho biết, đơn vị đã ban hành Công văn số 11/CQLTT-NVTH, số 12/CQLTT-NVTH và số 13/CQLTT-NVTH về việc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm. Đơn vị đã chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 1 và Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường Công an thành phố Cần Thơ kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Đội Quản lý thị trường số 3 đã kiểm tra hộ kinh doanh Thực phẩm Vàng (đường Cách mạng Tháng Tám, khu vực 5, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ), phát hiện nơi đây đang bày bán 148kg thực phẩm đông lạnh các loại. Hàng hóa gồm: lạp xưởng tươi (heo), chân gà có xương, đùi gà, cánh gà, bắp giò rút xương, vú heo, chả cá Nha Trang với giá trị trên 14 triệu đồng.

Đội QLTT số 1 đã kiểm tra hộ kinh doanh thực phẩm đông lạnh Giao F-O-O-D (khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều), phát hiện nơi đây đang kinh doanh 150kg thực phẩm đông lạnh, gồm lõi nạc vai, đùi, dẽ sườn, ba chỉ, gù bò, chân gà, vú, sườn heo có giá trị hàng hóa trên 24 triệu đồng. Các mặt hàng nêu trên được chứa trong các túi nylon không nhãn hàng hóa. Nhiều sản phẩm bắt đầu có dấu hiệu hư hỏng, bốc mùi hôi thối, bị biến đổi thành màu xanh, nhớt. 

Kiểm tra hộ kinh doanh T-A-P-U (Trùm Ăn Vặt, đường Trần Bình Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều), phát hiện nơi đây đang kinh doanh 211 hộp, túi bánh, kẹo, bánh mứt trái cây, nho khô có nhãn hiệu Oreo socola vani, QISHi, KasDiary, MEIZHOUSHIKE, JIAYINGZI PLUM, Boeun Jujube, NEXTAR, HORSH. Tổng trị giá hàng hóa trên 12 triệu đồng. Các sản phẩm có thông tin trên nhãn ghi do nước ngoài sản xuất, nhưng đại diện hộ kinh doanh chưa cung cấp được hóa đơn chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm.

Tại TP. HCM, Thanh tra Ban An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, nhiều điểm kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, quán ăn tại TP. Hồ Chí Minh bị xử phạt vi phạm hành chính do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm  (ATVSTP). 

Cụ thể, đã xử phạt Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hổ Phách (số 17-19-21, Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Q.Phú Nhuận) 25 triệu đồng; Công ty TNHH Hoàng Kha Nam (số 31/33 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Q.Tân Bình) 55 triệu đồng; Công ty TNHH Nhà hàng Ẩm thực Làng Vũ Đại (số 84 đường Song Hành, phường An Phú, TP.Thủ Đức) 25 triệu đồng.

Lực lượng chức năng đã xử phạt Công ty TNHH Bếp Võ (số 90 Quốc Hương, phường Thảo Điền, TP.Thủ Đức) 29 triệu đồng; Công ty TNHH Nghĩa An Kim Dung (số 2 Pasteur, phường Bình Thọ, TP.Thủ Đức) 25 triệu đồng; Công ty TNHH B-S Mart (số 634 Lê Văn Thọ, Phường 13, Q.Gò Vấp) 37 triệu đồng; Công ty TNHH Ourhome Việt Nam (lô T2, đường D1, phường Tân Phú, khu công nghệ cao, TP.Thủ Đức) 25 triệu đồng; Công ty TNHH Ourhome Việt Nam (lô T2, đường D1, phường Tân Phú, khu công nghệ cao, TP.Thủ Đức ) 25 triệu đồng; Công ty TNHH Paris Baguette Việt Nam (số 01, đường Cao Thắng, phường 2, Q.3) 25 triệu đồng…

Các lỗi vi phạm chủ yếu bị xử phạt là: Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực.

Nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến; Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không đảm bảo vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập. Cụ thể tại thời điểm kiểm tra, khu vực bếp có ruồi xâm nhập …

Đối với Công ty Cổ phần Bibica (địa chỉ vi phạm quận Tân Bình), doanh nghiệp  bị phạt 90 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động kinh doanh trong 2 tháng đối với các sản phẩm: Bánh quy sữa Quasure light, sản phẩm bánh bông lan kem Quasure ligh, sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng hương sữa Quasure ligh. Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh đang bán 220 hộp bánh các loại mà không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, trên sản phẩm hàng hóa không có nhãn, không có căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.

Tại TP. Thủ Đức, nhiều nhà hàng, quán ăn bị xử phạt mức giá 25 triệu đồng/đơn vị như: Công ty TNHH Ẩm thực sạch Ba Miền, Công ty TNHH Cảnh quan những ngón tay xanh, Công ty TNHH So Hee. Công ty TNHH Greenie Scoop. Bị phạt trên 26,6 triệu đồng là Công ty TNHH Nhà hàng MrBaoCuisine.

Riêng Công ty TNHH Thương mại An Cát (TP. Thủ Đức) bị phạt 35 triệu đồng và bị buộc phải thu hồi thực phẩm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm theo quy định.

Tại các chợ đầu mối TP. HCM, Ban An toàn thực phẩm cũng đã xử phạt nhiều cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm như kinh doanh thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc, các sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh thú y...

Ban An toàn thực phẩm thành phố cũng khuyến cáo người dân mua - bán thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo cho sức khỏe của mình cũng như cộng đồng.

Tại Hà Nội, thời gian qua có 699 đoàn thanh tra, kiểm tra đã kiểm tra 16.294 cơ sỏ kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm, thức ăn đường phố. Các đoàn kiểm tra đã phát hiện 2.966 cơ cở vi phạm an toàn thực phẩm. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 1.140 cơ sở với số tiền là hơn 3,2 tỷ đồng. Đồng thời tịch thu giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của 39 cơ sở, đình chỉ 66 cơ sở và tiêu huỷ 64 loại sản phẩm vi phạm của 524 cơ sở.

Trong thời gian tới các cơ quan chức năng cần tiếp tục thực hiện nghiêm và đầy đủ các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, thực hiện báo cáo định kì đầy đủ. Các địa phương chủ động tích cực phối hợp với Cục Quản lý thị trường, các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo an toàn thực phẩm, chú trọng các cơ sở cung cấp thực phẩm tập thể, các kho thương mại.

Đặc biệt những tháng cuối năm cần tập trung chỉ đạo các phòng chức năng quản lý để ngăn chặn các sản phẩm phục vụ tết như rượu, nước giải khát, bánh kẹo... kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, nhập lậu, gian lận thương mại trong lưu thông hàng hoá. Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối để bảo vệ người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(Còn tiếp)

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3