(CHG) Cơ quan điều tra các cấp tỉnh Kon Tum đã phát hiện 5 vụ giả danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện qua internet.
Thời gian gần đây, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua internet có dấu hiệu gia tăng. Đặc biệt là một số thủ đoạn mới như giả danh nhà mạng, công ty, trang thương mại điện tử thông báo khách hàng trúng thưởng, được nhận quà khuyến mãi với giá trị lớn, nếu muốn nhận thì phải trả một khoản phí.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Giả danh cán bộ ngân hàng thông báo có người chuyển tiền, chuyển nhầm vào tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản ngân hàng bị lỗi, cần nâng cấp, yêu cầu cung cấp mã số thẻ, mã OTP để kiểm tra, sau đó chiếm quyền truy cập tài khoản. Thậm chí giả danh các cơ quan pháp luật thông báo người dân có liên quan đến các vụ án, hành vi vi phạm pháp luật về giao thông, hình sự đặc biệt nghiêm trọng, yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp mật khẩu, mã OTP tài khoản ngân hàng để kiểm tra, sau đó chiếm đoạt.
Thêm một thủ đoạn nữa là giả mạo tuyển cộng tác viên các trang thương mại điện tử, chuyển tiền để chốt đơn “ảo”, sau đó nhận lại tiền hoa hồng với các đơn hàng đầu tiên, bị hại được nhận tiền hoa hồng để lôi kéo giao dịch các đơn hàng có giá trị cao hơn, sau đó chiếm đoạt. Hay tuyển cộng tác viên chỉ cần đăng bán hàng trên trang cá nhân là được nhận tiền, làm giả hóa đơn chuyển khoản ngân hàng, yêu cầu đặt cọc nhưng không gửi hàng; quảng cáo vay tiền qua ứng dụng (app) thủ tục đơn giản, có tiền ngay, không cần thế chấp, lãi suất linh hoạt dẫn dụ người vay vào bẫy “tín dụng đen”...
Trước thực trạng trên, Công an tỉnh đã điều tra, phá một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội. Điển hình như vụ nữ sinh người dân tộc thiểu số bị kẻ xấu gép ảnh khiêu dâm để cưỡng đoạt tài sản; vụ lừa mua sầu riêng qua mạng xã hội; vụ chiếm đoạt tiền trong tài khoản tín dụng của nạn nhân tại huyện Đắk Hà.
Cơ quan công an cũng cảnh báo người dân cần tuyệt đối không vay tiền qua các app; không công khai thông tin cá nhân trên mạng, cung cấp thông tin cá nhân cho các bên không liên quan; thực hiện các biện pháp bảo mật tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội; cung cấp thông tin, tố giác tội phạm với cơ quan công an để xử lý.
(CHG) Lê Văn Hải – chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” có 2,6 triệu lượt follow, thường xuyên đăng tải các video bán các sản phẩm trên kênh này, đã bị cơ quan chức năng bắt giữ để điều tra.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 23.468 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT.
Xem chi tiết(CHG) Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sĩ quan có biểu hiện tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật với phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
Xem chi tiết(CHG) Pharmacity thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan đến Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, sau khi Bộ Công an xác định hai sản phẩm “Baby Shark” và “Medi Kid Calcium K2” của công ty này là hàng giả.
Xem chi tiết(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Xem chi tiết