Kỳ 1: Bệnh viện đa khoa Hồng Hà bị tố làm hỏng ngực sau phẫu thuật thẩm mỹ


(CHG) Khi đời sống kinh tế được nâng lên cũng là lúc mọi nhu cầu của cuộc sống được cải thiện, trong đó có làm đẹp, nhất là với phụ nữ. Nhiều người phụ nữ muốn "đẹp hơn" mà vô tình lại trở thành “con mồi béo bở” của loại hình dịch vụ mang tên thẩm mỹ viện.

LTSHành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại không chỉ hay bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, mà còn thường thấy ở các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Hành vi gian lận chính là sự dối trá, sử dụng mánh khóe, lừa đảo, thông qua các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi dịch vụ, sản phẩm dịch vụ, nhằm thu lợi bất chính. Tham gia sử dụng dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ như: nâng ngực, nâng mũi và giảm mỡ bụng… là một dạng trao đổi có tính phí giữa khách hàng và đơn vị làm dịch vụ thẩm mỹ. Với mong muốn sau khi trao đổi dịch vụ, khách hàng được nhận sản phẩm  dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ hoàn hảo.

Tuy nhiên, theo khảo sát từ phía phóng viên (PV) Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại tại Bệnh viện đa khoa Hồng Hà và tại trung tâm thẩm mỹ viện Dr Điền, nơi khách hàng tố bị hỏng ngực, hỏng mũi và biến dạng bụng sau khi phẫu thuật tại đây - phải chăng đó là mảng tối trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ dần được lộ sáng?

Trụ sở Bệnh viện đa khoa Hồng Hà bị tố làm hỏng ngực sau phẫu thuật thẩm mỹ

Trụ sở Bệnh viện đa khoa Hồng Hà bị tố làm hỏng ngực sau phẫu thuật thẩm mỹ 

Biến dạng vòng 1

Tòa soạn Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại nhận được phản ảnh của khách hàng P.T.M, quê tại Lào Cai, “tố”  “hỏng” ngực, gây tổn hại sức khỏe, tinh thần sau khi thực hiện nâng ngực tại Bệnh viện đa khoa Hồng Hà, trụ sở tại số 16, phố Nguyễn Như Đổ, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 

Chị M. cho biết, sau khi tìm hiểu theo quảng cáo của bệnh viện này trên các trang mạng xã hội, chị đã đến bệnh viện để tìm hiểu trực tiếp và được tư vấn về dịch vụ “nâng vòng một” do bác sỹ C.N trực tiếp phẫu thuật cho khách hàng.

Ngày 23/4/2022, sau khi kiểm tra sức khỏe, bệnh viện kết luận chị M. đủ điều kiện để phẫu thuật. Cũng trong ngày này, chị M. thanh toán đủ 79.000.000 đồng (bảy chín triệu đồng), ký giấy mổ và được bác sỹ tiến hành phẫu thuật luôn. 

Theo thỏa thuận, trong quá trình phẫu thuật phía bệnh viện sẽ quay lại video để làm tư liệu. Nhưng chị M. đã không được nhận được video do phía bệnh viện cung cấp, mà chỉ được bác sỹ gửi hình ảnh (chụp) trước và sau phẫu thuật. Sau đó, chị M. được động viên là một tuần sẽ ổn.

Tuy nhiên, sau khi tháo định hình, chị M. phát hiện vòng một bị biến dạng, lộ túi ngực, méo mó, bên to, bên bé, bên cao bên thấp, ngoài ra chị M. còn thường xuyên bị đau, nhức vùng ngực. 

Điều này ảnh hưởng đến tâm lý của chị M., bởi hy vọng sau khi phẫu thuật sẽ đẹp lên, nhưng lại khiến “vòng 1” bị biến dạng và đau nhức, cùng với đó những thông tin về biến chứng y khoa do phẫu thuật thẩm mỹ hỏng cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của chị trong suốt thời gian qua.

Hình ảnh sau phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Hồng Hà

Hình ảnh vết sẹo đau nhức sau phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Hồng Hà 

Hỏng thì làm lại... ?

Quá bức xúc, chị M. đã phản ánh với Bệnh viên đa khoa Hồng Hà thì được cho biết bị tuột túi ngực và đề nghị phẫu thuật lại. 

Chị M. cho biết: “Sau nhiều lần khám qua video và trực tiếp, tình trạng trên vẫn không được khắc phục và bộ ngực của tôi đã hỏng hoàn toàn. Bác sỹ nói tôi bị tuột túi và đề nghị phẫu thuật lại cho tôi nhưng tôi không đồng ý”. 

 Do quá sợ hãi vì đã một lần đặt cược sức khỏe, tính mạng vào cơ sở này. Đặc biệt, sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực, chị M. đã bị đau nhiều và phải nằm viện theo dõi, điều trị. 

Chị M. mong muốn được hoàn tiền để đến bệnh viện công điều trị, khắc phục hậu quả do cơ sở thẩm mỹ này gây ra. Nhưng thay vì hoàn tiền, bồi thường những gì đã gây ra cho khách hàng thì cơ sở này lại yêu cầu làm lại. 

Bệnh viện đa khoa Hồng Hà không chấp thuận việc hoàn tiền, đến ngày 26/6/2022, nhân viên phòng khám đã thông báo cho chị M. sẽ phẫu thuật miễn phí 100 % hoặc hoàn lại 40 % tiền phẫu thuật nếu chị đồng ý và phải tháo trả lại túi hoặc hoàn lại 20 % tiền nếu không muốn phẫu thuật lại. 

Đơn tố giác về làm hỏng ngực sau phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện Hồng Hà

Đơn tố giác về làm hỏng ngực sau phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Hồng Hà 

Chỉ đến khi ngày 14/7/2022, khách hàng ủy quyền cho luật sư phía Bệnh viện Hồng Hà mới có động thái hoàn lại tiền 100% cho khách hàng, tuy nhiên không đồng ý bồi hoàn các chi phí phát sinh, trong đó có việc tổn hại sức khỏe của khách hàng.

Bên cạnh đó, bản cam kết dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ (một dạng của hợp đồng nguyên tắc), giữa Bệnh viện đa khoa Hồng Hà với khách hàng chỉ được lập 01 bản (phía bệnh viện giữ, không cho khách hàng sao lưu), liệu có gì khuất tất?

Theo pháp luật hiện hành, Điều 76 Luật Khám chữa bệnh quy định, trong trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015.

Cụ thể, cơ sở gây ra thiệt hai cho khách hàng sẽ phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại);

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại); Thiệt hại khác do luật quy định.

Mặt khác, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần người đó phải gánh chịu.

Phải chăng, Bệnh viện Hồng Hà đang "đùa giỡn" với tính mạng, sức khỏe của khách hàng, khi làm hỏng, gây biến chứng rồi yêu cầu khách hàng làm lại. Liệu rằng, Bệnh viện này đang trốn tránh trách nhiệm bồi thường về những tổn hại sức khỏe, tinh thần cho khách hàng bởi những can thiệp y khoa do bác sỹ C.N của bệnh viện này gây ra. 

Liệu ngoài khách hàng tên M., sẽ còn bao nhiêu khách hàng tiếp theo tố làm hỏng ngực sau khi phẫu thuật thẩm mỹ? Vn đề đó sẽ được làm sáng tỏ trong bài tiếp theo.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

 

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3