Kỳ 1: Chống mỹ phẩm giả chưa bao giờ kết thúc


(CHG) Mỹ phẩm ngày nay được coi là mặt hàng không thể thiếu của nhiều người phụ nữ. Do nhu cầu ngày càng cao, các sản phẩm giả, nhái của những mặt hàng mỹ phẩm có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng, đã và đang len lỏi  khắp nơi - là mối lo ngại rất lớn của doanh nghiệp và người tiêu dùng khi quy mô và mức độ giả mạo càng tinh vi.

Với các thương hiệu mỹ phẩm càng nổi tiếng, người dùng càng ưa chuộng thì hàng giả, hàng nhái càng nhiều. Hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng gia tăng về quy mô, tinh vi về công nghệ và thủ đoạn qua mặt các lực lượng chức năng cũng như người tiêu dùng.

Nhiều loại mỹ phẩm giả có bao bì nhãn mác giống tới 99% hàng thật, thậm chí cả kết cấu bên trong sản phẩm cũng bị làm giả hoàn hảo, nếu không phải là nhà sản xuất thì khó mà phân biệt được. Người tiêu dùng chỉ đến khi sử dụng một thời gian, thậm chí thời gian rất lâu mà không thấy những khiếm khuyết cần sự hỗ trợ của mỹ phẩm khắc phục, mới nghi ngờ đã sử dụng phải hàng giả. Điều này cho thấy, kỹ năng sản xuất hàng giả đã đạt tới mức độ tinh vi, làm cho người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là mỹ phẩm thật - giả, đặc biệt là những mặt hàng mỹ phẩm nhập ngoại. 

Có thể thấy mức độ và tính chất của vấn nạn làm giả mỹ phẩm ngày một nghiêm trọng. Theo một thống kê của cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ, có thể mỹ phẩm giả đã chiếm tới 70% thị trường mỹ phẩm. Hầu như tất cả loại mỹ phẩm đều bị làm giả từ kem dưỡng da, kem chống nắng, kem đặc trị, phấn, serum, son… Nhiều doanh nghiệp đã bị rơi vào tình trạng đình trệ các kế hoạch kinh doanh cũng như giậm chân tại chỗ do mỹ phẩm giả quá nhiều.

Mỹ phẩm giả tràn lan đã gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp chính hãng, gây thất thu thuế Nhà nước, làm cho công tác chống hàng giả, hàng nhái gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, mỹ phẩm giả không chỉ móc túi người tiêu dùng mà còn phải đối diện với nhiều rủi ro, ảnh hưởng tới sức khoẻ khi sử dụng phải hàng giả.

Để ngăn chặn nạn hàng giả đối mặt hàng mỹ phẩm, thời gian qua các lực lượng chức năng đã liên tục ra quân kiểm tra và phát hiện, bắt giữ nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. 

Điển hình như ngày 11/8/2022, Đội Quản lý thị trường số 7 Cục quản lý thị trường Lạng Sơn đã kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh Dương Thị Linh (đường Trục Chính, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn). Lực lượng chức năng đã phát hiện tại đây đang bày bán 1.575 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 7 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 11 triệu đồng và buộc đối tượng vi phạm tiêu huỷ toàn bộ hàng hoá vi phạm.

Công an tỉnh Bình Định cũng vừa phối hợp với Đội quản lý thị trường số 3 Cục Quản lý thị trường Bình Định đã tiến hành kiểm tra đột xuất 3 cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã ghi nhận rất nhiều mặt hàng mỹ phẩm, chủ yếu là son môi, sữa rửa mặt, phấn trang điểm, chì kẻ mắt... của các nhãn hiệu Innisfree, 3CE, Black Roug Airfitvelvet,... có dấu hiệu vi phạm.

Trên các sản phẩm có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có hóa đơn chứng từ kèm theo theo quy định. Lực lượng chức năng đã tạm giữ hơn 600 sản phẩm, với tổng trị giá hàng hóa gần 100 triệu đồng. 

Trong vụ việc này, các cơ sở kinh doanh đã vi phạm Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế, quy định về quản lý mỹ phẩm, sản xuất mỹ phẩm trong nước, mỹ phẩm nhập khẩu trên bao bì phải có tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, cụ thể như: số lô, số công bố, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, định lượng.

Trước đó, ngày 8/8, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Ninh, Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh đã chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 3 chủ trì, cùng Đội Quản lý thị trường số 2 thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra đột xuất kho hàng của ông Nguyễn Xuân Thuyết ở khu Tam Lư, phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Lực lượng chức năng phát hiện kho hàng này đang kinh doanh 41.500 sản phẩm mỹ phẩm ghi trên bao bì sản xuất tại Hàn Quốc.

Các cơ quan chức năng Bắc Ninh đang kiểm tra kho hàng chứa nhiều hàng mỹ phẩm giả.

Trị giá số hàng ước tính 5 tỷ đồng, gồm: 1.850 chai nước hoa hồng Mamonde loại 250ml/chai; 9.700 chai tinh chất dưỡng da Clara loại 50ml/chai; 2.900 hộp kem dưỡng trắng da V7 Dr.Jart+ loại 50ml/hộp; 6.900 tuýp sữa rửa mặt COSRX loại 150ml/tuýp; 2.300 hộp mặt nạ dưỡng da Dermall Matrix loại (35g x 4 miếng)/hộp; 5.000 tuýp kem chống nắng Lamelin loại 50ml/tuýp; 4.100 chai huyết thanh dưỡng da Esthe pro loại 100ml/chai; 2.400 hộp kem dưỡng trắng da V7 Dr.Jart+ loại 15ml/hộp; 2.200 chai nước hoa hồng DR.PEPTI loại 180ml/chai; 2.150 chai sữa rửa mặt SUPER VEGITOKS loại 300ml/chai; 650 tuýp tẩy tế bào chết DR.PEPTI loại 130ml/tuýp; 1.350 lọ dung dịch chấm mụn NEOGEN loại 15ml/lọ.

Tại thời điểm kiểm tra, ông Thuyết chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của số hàng hóa.

Tại TP. HCM, Cục quản lý thị trường đã xác định được tại căn nhà số 2A Lê Niệm, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú tàng trữ, kinh doanh hàng hoá không đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, địa điểm này luôn được các đối tượng đề phòng, nên rất khó tiếp cận. 

Chiều tối ngày 26/8, phát hiện thấy có người đi xe máy trong trang phục grab dừng xe trước cửa địa chỉ nêu trên, lực lượng chức năng đã theo dõi sát đối tượng. Phát hiện có người trong nhà ra mở cửa giao cho lái xe một thùng carton được đóng gói kỹ lưỡng, đoàn kiểm tra gồm Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường – thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, đại diện Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Đội Quản lý thị trường số 2 Cục Quản lý thị trường TP. HCM và Công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú đã ập vào kiểm tra.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng ghi nhận một lượng lớn mỹ phẩm các loại như: Dung dịch tẩy da chết, kem trị mụn, kem phục hồi da, kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt, nước hoa Hồng, serum cấp nước dưỡng ẩm phục hồi da, kem dưỡng ẩm trắng da mờ nám, bộ peel thay da sinh học, kem chống nắng… mang thương hiệu Obagi và ZO. OBAGI là thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng tại Mỹ, được sáng lập năm 1988 bởi chuyên gia da liễu có tên là Zein Obagi. 

Một trong những mỹ phẩm mang thương hiệu OBAGI bán trôi nổi trên thị trường.

Căn nhà 5 tầng này là của ông Hoàng Đặng Quốc Phong (hộ khẩu thường trú tại TP.HCM). Toàn bộ 5 tầng của căn nhà đều được sử dụng để chứa hàng hoá, chủ yếu là mỹ phẩm. Tuy nhiên, nơi đây chưa thực hiện đăng ký kinh doanh mặt hàng này theo quy định.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Phong thừa nhận là chủ sở hữu của toàn bộ số mỹ phẩm. Ông Phong cho biết, số hàng trên được “mua trôi nổi trên thị trường”. Hàng hóa chủ yếu bán trên các nền tảng thương mại điện tử. Riêng trên zalo, ông Phong sử dụng trên 100 tài khoản với các tên gọi khác nhau như: “CTV - Sỉ Dược Mỹ Phẩm - OBG-Nhóm 3”; “Tổng Sỉ Dược Mỹ Phẩm HCM”; “Tổng Kho MỸ PHẨM NO.6”; “Bs Thanh Trà”; “Đổ Buôn Mỹ Phẩm - Lan Cosmetic”. 

Sau 24h liên tục kiểm đếm, phân loại sản phẩm, lực lượng chức năng đã thu giữ trên 13.000 sản phẩm có dấu hiệu vi. Đội Quản lý thị trường số 2 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hoá để tiếp tục xác minh, làm rõ các yếu tố vi phạm. 

 

Kỳ 2: Hãy tự bảo vệ mình trước mỹ phẩm giả

 

 

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
SÓC TRĂNG: Hướng dẫn kê khai, nộp thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

(CHG) Vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng do Cục thuế tỉnh Sóc Trăng chủ trì đã tiến hành nhắc nhở, hướng dẫn kê khai, nộp thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử.

Xem chi tiết
2
2
2
3