Kỳ 1: Hiểm họa khôn lường từ thuốc lá thế hệ mới


(CHG) Hiện nay, hút thuốc lá thế hệ mới, trong đó điển hình là thuốc lá điện tử (TLĐT), đã trở thành một trào lưu thời thượng, nhất là đối với giới trẻ. Thuốc lá thế hệ mới được cho rằng có ít tác hại hơn thuốc lá điếu thông thường và giúp cai nghiện thuốc lá. Đặc biệt, theo thị hiếu giới trẻ, sử dụng thuốc lá thế hệ mới sẽ giúp người trẻ sở hữu một sự sang trọng và đẳng cấp hơn. Tuy nhiên, thuốc lá thế hệ mới cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Ảnh minh họa về thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử)

Nguy hại chẳng kém thuốc lá truyền thống

Thuốc lá thế hệ mới hiện nay phổ biến là các loại thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng/làm nóng.

Thuốc lá điện tử có nhiều tên gọi như e-cigs, e-hookah, vape. Đây là một thiết bị mô phỏng có chứa chất lỏng bên trong và dùng điện để đốt cháy chất lỏng đó. Chất lỏng sau khi được đốt cháy sẽ biến thành luồng khói có hương thơm và có chứa nicotine để người sử dụng hít vào.

Thuốc lá nung nóng là sản phẩm sử dụng thiết bị điện tử để làm nóng điếu thuốc hay đầu cắm lá thuốc ép. Điếu thuốc (hay đầu mồi) được làm nóng đến nhiệt độ đủ cao để sinh ra khói có thể hít vào.

Do được quảng bá như một giải pháp hữu hiệu thay thế thuốc lá truyền thống, có hương thơm dễ chịu, không gây nghiện, không độc hại... nên nhiều người đã lầm tưởng hút thuốc lá thế hệ mới là phương thức thuận tiện vô hại để cai nghiện thuốc lá truyền thống. Nhưng sự thật không phải như vậy.

Theo nghiên cứu mới đây của Đại học Johns Hopkins, thuốc lá điện tử chứa hóa chất có thể gây rủi ro cho sức khỏe. Có tới gần 2.000 hợp chất hóa học khác nhau đã được phát hiện trong nghiên cứu và hầu hết các hợp chất đó đều chưa được xác định. Trong đó, có 6 hợp chất có khả năng gây hại, bao gồm hóa chất gây kích ứng đường hô hấp, hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu và có lẽ bất thường nhất là caffeine.

Một nghiên cứu tương tự của Úc đã phân tích thành phần hóa học của 65 chất lỏng trong thuốc lá điện tử, cũng cho thấy mỗi mẫu được nghiên cứu đều chứa ít nhất một loại hóa chất có khả năng gây hại. Chúng bao gồm benzaldehyde, một chất kích thích đường thở và trans-cinnamaldehyde, một chất ức chế miễn dịch.

Theo bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI), thuốc lá điếu hay thuốc lá điện tử đều có đặc điểm chung là chứa nicotine, một trong những chất có tính gây nghiện hàng đầu (chỉ sau heroin và cocain). 

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc lá điện tử gây ra những tổn thương ở cấp độ tế bào trong phổi. Việc hít vào các chất hóa học trong thành phần thuốc lá điện tử có thể gây các tổn thương không thể phục hồi ở phổi.

Thuốc lá điện tử, kể cả một số loại thuốc lá nung nóng, sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải là từ nguyên liệu lá thuốc lá thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối trộn, người sử dụng có thể tự ý tăng tỷ lệ nicotine quá mức, hoặc thêm ma túy và chất gây nghiện khác để sử dụng mà khó bị phát hiện.

Một số khảo sát trong cộng đồng sử dụng thuốc lá điện tử cho thấy rõ ràng về mối liên hệ giữa sử dụng thuốc lá điện tử với các tệ nạn xã hội khác như ma túy, hút shisha và các chất gây nghiện khác. 

Sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cũng được chứng minh làm tăng mức độ nặng và tử vong ở người bệnh Covid-19 lên 50% và tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Nghiêm trọng hơn thuốc lá thông thường, thuốc lá điện tử còn gây nhồi máu cơ tim, liên quan đến hội chứng tổn thương phổi cấp, hình ảnh tổn thương phổi giống như của bệnh nhân Covid-19.

Công an quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng bắt thuốc lá thế hệ mới nhập lậu

“Loạn” trên thị trường thuốc lá thế hệ mới 

Theo một số công văn của Tổng cục Hải quan gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, việc nhập khẩu mặt hàng thuốc lá điếu điện tử được quản lý như đối với mặt hàng thuốc lá nhập khẩu. Do đó, chỉ Tổng Công ty thuốc là Việt Nam (Vinataba) là thương nhân được phép nhập khẩu mặt hàng này. 

Tuy nhiên, ngày 13/6/2019, Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) có công văn số 534/XNK-TMQT hướng dẫn: Mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá điếu loại không cháy… chưa được phân loại hàng hóa, chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật để nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó, mặt hàng thuốc lá điện tử chưa được nhập khẩu vào Việt Nam.

Song, do nhu cầu thị hiếu trong nước khá cao, thị trường thuốc lá điện tử vẫn chủ yếu là hàng trôi nổi trên mạng, hàng xách tay, hàng nhập lậu, không rõ quy chuẩn chất lượng hay nguồn gốc xuất xứ. 

Gần đây cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện nhiều vụ nhập lậu, hàng hoa không giấy tờ, nguồn gốc đối mặt hàng với thuốc lá điện tử. Chỉ trong 2 ngày 12-13/8/2022, Đội Cảnh sát kinh tế (CSKT) Công an quận Liên Chiểu, Đà Nẵng đã kiểm tra phát hiện 3 vụ việc vận chuyển, kinh doanh thuốc lá “lạ” gây ảo giác và thuốc lá điện tử.

Vụ thứ nhất, vào lúc 11h15 ngày 12/8, tại trước số nhà 58 Thanh Tịnh, phường Hoà Minh, lực lượng CSKT phát hiện đối tượng Võ Văn Phú (1997, trú 160 Nguyễn Hoàng, Vĩnh Trung, Thanh Khê) đang vận chuyển 1 kiện hàng bên trong chứa 80 sản phẩm thuốc lá điện tử nhãn hiệu ENERGY do nước ngoài sản xuất, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. 

Vụ thứ hai, vào lúc 11h45 cùng ngày, trước số nhà 58 Thanh Tịnh, phường Hoà Minh, lực lượng CSKT phát hiện 1 kiện hàng bên trong có chứa 240 sản phẩm thuốc lá điện tử ghi nhãn mác nước ngoài không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ (chưa rõ chủ sở hữu).

Vụ thứ 3, vào lúc 9h30 ngày 13/8/2022, tại trước số nhà 75 Thanh Tịnh, Lực lượng CSKT phát hiện Đào Đức Toại (SN 30/10/1998) đang vận chuyển 1 kiện hàng chứa 200 hộp x (6 điếu) thuốc lá “lạ” ghi chữ Play Boy (do nước ngoài sản xuất), không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.

Trước đó, ngày 4/8 lực lượng Quản lý thị trường Đồng Tháp phối hợp kiểm tra đột xuất tại hộ kinh doanh trên địa bàn phường An Hòa, TP. Sa Đéc, phát hiện nhiều máy hút thuốc lá điện tử có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc. Chủ cơ sở chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của lô hàng.

Đầu năm 2022, Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), Công an tỉnh Lào Cai phát hiện lô hàng đang tập kết tại khu vực tổ 24 đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai. Qua kiểm tra, lô hàng gồm 26 thùng bìa cát-tông, bên trong có chứa 5.020 thiết bị đốt tinh dầu vị trái cây (hay còn gọi thuốc lá điện tử) không có hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc.

Việc mua bán thuốc lá điện tử nhập lậu được pháp luật coi là hành vi buôn bán hàng cấm. Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định mức xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu lên đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 190, Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), đối tượng nhập lậu thuốc lá điện tử mà có yếu tố cấu thành tội phạm thì đối với cá nhân có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất là 15 năm, pháp nhân có mức hình phạt cao nhất là 200 triệu đồng.  

Trước bài toán làm thế nào để có được chính sách quản lý mặt hàng thuốc lá thế hệ mới, trong đó có thuốc lá điện tử, nhằm hạn chế được những nguy hại có thể phát sinh trong xã hội, vẫn là bài toán cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan chức năng liên quan như Bộ Công thương, Bộ Y tế… Làm sao để bình ổn một thị trường “loạn” trong khi đã đến thời điểm buộc phải bỏ lệnh “cấm hoàn toàn” đối với mặt hàng này.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3