Kỳ 1: Rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 40.000 ca tử vong mỗi năm


(CHG) Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 40.000 ca tử vong mỗi năm. Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã chỉ rõ tác hại cũng như việc giảm mức tiêu thụ, cấm tuyên truyền quảng cáo...

 

 

Tác hại của rượu, bia

Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh. Theo các chuyên gia y tế, rượu bia cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư. 

Tuy nhiên, việc sử dụng rượu bia ở Việt Nam hiện vẫn đang gia tăng rất nhanh, đặc biệt là ở giới trẻ, bao gồm cả nam và nữ.

Theo TS. Trần Quốc Bảo, chuyên gia từ Cục Y tế dự phòng: Trong giai đoạn 2015-2019, sản lượng bia ở nước ta tăng trung bình 7,5% năm; sản lượng rượu tăng 1,5%/năm. Con số trên chưa tính đến số lượng lớn rượu sản xuất thủ công, rượu tự nấu tại các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất rượu nhỏ lẻ.

Theo thống kê, tại khu vực Đông Á, Việt Nam chỉ xếp sau Lào và Hàn Quốc về mức tiêu thụ rượu, bia/người. Tình trạng uống quá độ đến mức nguy hại cũng rất phổ biến ở người trưởng thành Việt Nam.

Số ca tử vong do rượu bia ngày càng tăng, đã và đang gây nên gánh nặng đối với y tế, kinh tế và gia tăng các vấn đề xã hội. Mỗi năm, có khoảng hơn 548.000 trường hợp tử vong do ung thư, bệnh tim mạch, tâm thần, tiêu hóa, nhiễm trùng... trong đó, ước lượng khoảng hơn 40.800 ca tử vong (đạt tỷ lệ 7,5%) có liên quan đến bia, rượu.

Ở Việt Nam, rượu bia cũng là nguyên nhân gây ra 30% các vụ gây rối trật tự xã hội và 33,7% các vụ bạo lực gia đình, làm tăng bất bình đẳng giới và bất bình đẳng kinh tế xã hội, thách thức các nỗ lực giảm nghèo bền vững của chính phủ.

Theo số liệu thống kê năm 2021 thuộc báo cáo điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, có tới 64% nam giới và 10% nữ giới có sử dụng rượu, bia trong vòng 30 ngày gần với ngày điều tra. Đáng lưu ý, cứ 3 nam giới thì có 1 người sử dụng nhiều bia rượu tới mức nguy hại (say rượu).

Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở thanh niên nam giảm nhẹ, nhưng tỷ lệ này ở nữ lại tăng. Theo số liệu điều tra sức khỏe học sinh phổ thông năm 2019, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở trẻ vị thành niên từ 13-17 tuổi: Nam là 24,6% và nữ là 20%. Tỷ lệ từng uống say ở cả vị thành niên nam và nữ đều ở mức cao, với tỉ lệ 22,1% ở nam và 19,3% ở nữ.

Mức có hại trong thang bậc sử dụng rượu bia là mức có thể dẫn tới tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính (ung thư, tim mạch...), nguy cơ chấn thương, bạo lực, giảm khả năng làm việc. 

Ở mức nguy hại, rượu bia sẽ gây tổn thương cấp tính hoặc lâu dài về thể chất (tổn thương gan, xơ gan, tim mạch...), tâm thần (trầm cảm, loạn thần,..) gây ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh và xã hội.

Nếu ở mức nghiện rượu, thuộc nhóm bệnh tâm thần, người uống rượu bị lệ thuộc vào chất cồn, ngày càng tăng cường độ và mức độ sử dụng rượu, bia. 

Bệnh nhân cấp cứu do uống nhiều rượu. Ảnh minh hoạ.

Áp thuế cao, cấm quảng cáo bia rượu

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chính sách thuế là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tác hại của rượu, bia, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do rượu bia gây ra. 

Khi giá rượu bia tăng lên, một phần do mức áp thuế cao, lượng tiêu thụ sẽ giảm. Giá rượu bia tăng 20% có thể làm giảm 13% mức tiêu thụ rượu, bia (giảm 10% mức tiêu thụ bia, 16% mức tiêu thụ rượu mạnh và rượu vang). 

Việc giảm sức tiêu thụ bia, rượu cũng đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế nhà nước, y tế công cộng và trật tự an ninh xã hội. Bao gồm làm giảm tiêu dùng, giảm tử vong, bệnh tật liên quan đến rượu, bia và tăng thu ngân sách cho Chính phủ. Điều này có lợi cho cả Nhà nước và Nhân dân.

Hiện nay, Việt Nam vẫn là nước áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt tương đối thấp đối với các sản phẩm rượu, bia. Được biết, tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ chỉ chiếm khoảng 30%, trong khi đó, ở nhiều nước, thuế rượu bia chiếm khoảng 40-85% giá bán lẻ. 

Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, ít nhất việc áp dụng mức thuế cao đối với mặt hàng bia, rượu sẽ giúp giữ cho sức mua đối với mặt hàng này không tăng. Còn nếu muốn giảm sức mua thì cần tăng mức thuế.

Bên cạnh việc tăng thuế, Chính phủ cũng nên bổ sung thêm thuế tuyệt đối và chuyển sang cơ chế thuế hỗn hợp, để có thể hạn chế các điểm yếu của thuế tỷ lệ như vấn đề chuyển giá và chuyển dịch tiêu dùng giữa các loại sản phẩm.

Tiếp theo, Chính phủ cũng cần có chỉ đạo để hạn chế quảng cáo tiếp thị rượu bia. Theo một nghiên cứu mới công bố, báo cáo thống kê trong 13 năm tại 17 quốc gia cho thấy, so với các quốc gia không áp dụng cấm quảng cáo rượu bia trên đài phát thanh và truyền hình, tỷ lệ tiêu thụ rượu bia ở quốc có cấm quảng cáo này thấp hơn 11% và tỷ lệ tai nạn giao thông cũng thấp hơn 23%.

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cùng thực hiện khảo sát và vừa thông báo một phần kết quả. Theo đó, sau 2 năm thực hiện Luật Phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia, một số tỷ lệ sau khi áp dụng quy định trong luật đã giảm nhiều so với trước đây.

Cụ thể, với quy định phạt nặng hành vi lái xe khi đã uống rượu bia, tỷ lệ nam giới lái xe trong 2 giờ sau khi sử dụng rượu, bia giảm từ 45% (2015) xuống còn 27% (2021); Số tử vong do tai nạn giao thông giảm khoảng 1.000 ca/năm (2020-2021) do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân số người uống rượu bia tham gia giao thông cũng đã giảm mạnh.

Tác hại của rượu bia làm ảnh hưởng, tác động có hại đối với sức khoẻ của con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác đã được công bố qua nhiều nghiên cứu của ngành y tế, của các tổ chức xã hội và các ngành chức năng.

Để hạn chế được hơn nữa những vấn đề tiêu cực do việc sử dụng rượu bia gây ra, cần áp mức thuế cao hơn đối với mặt hàng rượu bia, cấm tuyên truyền, quảng cáo đối với những mặt hàng này, đồng thời triển khai xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm đến Luật Phòng chống tác hại của bia rượu…

Điều 12 - Quản lý việc quảng cáo, Luật phòng, chống tác hrượu, bia

Quảng cáo không thể hiện các nội dung sau đây:

- Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

- Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng người chưa đủ 18 hoặc hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia

Không thực hiện quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:

- Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh,sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai

- Quảng cáo trên phương tiện giao thông

- Báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ

- Phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

Quảng cáo phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia

Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.

 

Kì 2: Phòng ngừa và xử lý rượu bia không đảm bảo chất lượng

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3