Kỳ 1: Thực phẩm chức năng: Khó phân biệt thật/giả


(CHG) Bằng nhiều cách khác nhau, thị trường thực phẩm chức năng đang xuất hiện nhiều loại sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng được quảng cáo như một “thần dược” hỗ trợ sức khỏe. Việc quản lý thị trường này đang là thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý Nhà nước.

 Ảnh minh họa

Thực phẩm chức năng liệu đã hiểu đúng hay chưa?

Thông tư 08/2004/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng, quy định: 

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Thực phẩm chức năng, tùy theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có các tên gọi khác nhau như: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học.

Thông tư 08/2004/TT-BYT cũng quy định điều kiện để xác định là thực phẩm chức năng như sau: Những sản phẩm thực phẩm có bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin, muối khoáng và các chất có hoạt tính sinh học được nhà sản xuất công bố là thực phẩm chức năng, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành chứng nhận phù hợp với pháp luật về thực phẩm và có đủ các điều kiện theo quy định thì được coi là thực phẩm chức năng.

Các quy định về TPCN cũng đã được đưa vào Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2003 và Luật An toàn thực phẩm năm 2010, năm 2018. Ngoài ra còn có Luật Dược, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Thương mại; Luật Cạnh tranh; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bộ Y tế cũng có nhiều thông tư hướng dẫn về việc sản xuất, phân phối và sử dụng TPCN.

Theo các quy định trên, không khó để xác định một sản phẩm là thực phẩm chức năng. Việc đưa vào quản lý chặt chẽ mặt hàng này là đúng đắn và cần thiết, giúp ổn định thị trường thực phẩm chức năng vốn có sự phát triển vượt bậc, nổi trội trong nhiều năm qua. 

Số liệu thống kê đã công bố những năm gần đây cho thấy, thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu có giá trị lên tới 124,8 tỷ USD và dự kiên sẽ tăng trưởng tới 6,4% mỗi năm, đạt mức 210,3 tỷ USD vào năm 2026.

Từ chỗ chỉ có vài sản phẩm cuối thế kỷ XX, đến năm 2020, số lượng thực phẩm chức năng trên thị trường đã đạt đến trên 7.000 với sự tham gia của khoảng 3.500 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng. Không những thế, thực phẩm chức năng đã phát triển mạnh về số lượng mặt hàng cả sản xuất trong nước và nhập khẩu. Doanh thu từ thị trường này trên toàn thế giới, đến năm 2022 có thể đạt 320 tỷ đô la Mỹ.

Trong nước, thị trường thực phẩm chức năng có sự tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây. Số liệu từ Cục An toàn thực phẩm cho thấy, Việt Nam có khoảng 30.000 sản phẩm thực phẩm chức năng được cấp phép lưu hành; hơn 70% số thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước; số còn lại là hàng nhập khẩu nước ngoài (Mỹ, Đức, Canada, Hàn, Nhật Bản...). Theo số liệu thống kê công bố năm 2019, thị trường Việt Nam có tổng doanh số ngành thực phẩm chức năng gần 6 tỷ USD; dự báo tăng trưởng 20%/năm.

Đơn cử như mặt hàng vitamin C, mức tiêu thụ năm 2021 tại các kênh bán lẻ ở Việt Nam tăng 21%, trong khi các loại vitamin tổng hợp chỉ tăng 14%.

Việc phát triển “bùng nổ” thị trường thực phẩm chức năng đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng lưu hành trên thị trường. Do vậy, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP, yêu cầu sau ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices – tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt).

Tiêu chuẩn GMP là hệ thống quy định chung hoặc những hướng dẫn đảm bảo nhà sản xuất luôn làm ra sản phẩm đạt chất lượng đăng ký và an toàn cho người sử dụng. Đến nay, Việt Nam đã có 269 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP (số liệu cập nhật ngày 31/7/2022 của Cục Quản lý Dược). 

Tuy nhiên, bằng các cách khác nhau, thị trường thực phẩm chức năng đang xuất hiện nhiều loại sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng được quảng cáo như một “thần dược” hỗ trợ sức khỏe. Thậm chí, có sản phẩm còn được quảng cáo là có thể hỗ trợ điều trị một số loại bệnh nguy cơ cao như ung thư, Covid-19... mà không có tác dụng phụ. 

Chính vì “không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” nên người dùng tin rằng, nó không có hại mà chỉ có lợi cho sức khỏe. Thêm vào đó, hệ thống phân phối “tới tận tay người tiêu dùng” theo hình thức đa cấp, cung cấp và hướng dẫn sử dụng tại nhà qua đội ngũ cộng tác viên, mở rộng thị trường bằng “những người quen biết” lại càng khiến việc mua bán, sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng dễ dàng hơn. Sự thật thì chất lượng của sản phẩm ra sao, chỉ có người sản xuất mới biết được.

Cẩn trọng khi chọn lựa thực phẩm chức năng

Thị trường thực phẩm chức năng thật giả lẫn lộn

Từ đầu năm 2022, có 2 vụ việc về thực phẩm chức năng giả tại Hà Nội và Bắc Giang gây “hoảng hốt” cho người tiêu dùng.

Cuối tháng 2/2022, Công an quận Long Biên (Hà Nội) đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Đăng Hoàng Chương (SN 1994, HKTT: 88 Nguyễn Trãi, Linh Xá, Bắc Ninh) về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm.

Cụ thể, đối tượng Chương từng làm thuê cho một công ty thực phẩm chức năng nên với kinh nghiệm thị trường, Chương nghỉ việc, tự tìm sản phẩm có kiểu dáng tương tự để mua về, đóng vỏ, in nhãn mác, làm giả rồi bán ra thị trường bằng nhiều hình thức như bán hàng qua mạng, bán trên sàn thương mại điện tử.

Quá trình khám xét, Đội cảnh sát kinh tế Công an quận Long Biên đã thu giữ hàng trăm sản phẩm các loại dùng để bôi, uống, xịt làm đẹp, chữa bệnh với nhiều mẫu mã và thương hiệu khác nhau như: Cao bôi dược liệu, khớp Khang Thọ; xoang Ngọc Linh, kem dưỡng trắng da Sắc Bảo Ngọc, Bổ phế ích phế Đan, Oga Max; Khang Cốt Đơn, Mộc Vị Khang, Cát vượng Hoàn; An thần Đan, dạ dày Tâm Vị, dạ dày Hoàng Hường... nhãn mác đề sản xuất tại Công ty TNHH dược phẩm Nam Dương, Công ty TNHH TM dược phẩm Trang Ly; 22.000 tem nhãn các loại cùng nhiều vỏ lọ, vỏ hộp chưa dán nhãn mác. Toàn bộ số bị thu giữ trên đều được Công ty TNHH dược phẩm Nam Vương khẳng định là hàng giả.

Tiếp theo, ngày 16/6/2022, Công an tỉnh Bắc Giang đã điều tra, làm rõ vụ sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả với số lượng lớn tại Công ty Cổ phần Công nghệ cao UEPHA tại xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang. Công ty này sản xuất hàng hóa giả là thực phẩm chức năng Collagen. 

Tại thời điểm kiểm tra, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các đơn vị liên quan bắt quả tang, thu giữ 16 thùng nặng khoảng 600kg chứa các viên nang là thực phẩm chức năng Collagen giả và 13 thùng chứa vỏ hộp giấy, hộp nhựa, tem nhãn Collagen, cùng 3 máy khò và nhiều đồ vật liên quan.

Đối tượng Vũ Văn Sỹ (SN 1995) là giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ cao UEPHS thừa nhận đã đặt mua các viên nang trên từ một số cá nhân khoác. Sau đó, Sỹ làm giả các loại vỏ hộp, nhãn mác để đóng gói thành sản phẩm Collagen Gold (giả sản phẩm Collagen do Công ty Cổ phần dược phẩm Top Queen Việt Nam đăng ký nhập khẩu từ nhà sản xuất AVA Pharmaceutical) để kiếm lời.

Mở rộng vụ án, Công an tỉnh Bắc Giang đã tạm giữ Ong Thị Vân (N 1988) là Giám đốc Công ty TNHH Nam Phong (địa chỉ tại ngách 322/95/29, đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Đối tượng Ong Thị Vân khai nhận đã đặt 1.200 lọ thực phẩm chức năng Collagen của Sỹ và giao cho trình dược viên bán trên facebook. 

Tại các nhà kho và trụ sở công ty của Vân và Sỹ, công an đã thu giữ 76 thùng hàng, bao gồm thành phẩm và các sản phẩm, tem nhãn, vỏ hộp dùng để đóng gói. Các sản phẩm chủ yếu gồm các loại phổ biến như Glucosamin, Collagen, Canxi giả nhãn mác của các công ty có uy tín trên thị trường nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam. 

Các vụ việc trên cho thấy, số lượng sản phẩm thực phẩm chức năng đã vào thị trường là vào với số lượng lớn, được sản xuất và phân phối có tổ chức, quy mô và hoạt động công khai. Người tiêu dùng khó có thể phân biệt được hàng giả, hàng thật để lựa chọn và sử dụng. 

Nhóm hàng thực phẩm chức năng phổ biến là các sản phẩm làm đẹp và các sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh mãn tính hướng tới đối tượng sử dụng là phụ nữ ngoài 35 tuổi và người cao tuổi. Nhóm sản phẩm tiếp theo là nhóm sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho đối tượng trẻ em, nhất là các sản phẩm bổ sung canxi. Gần đây, khi đại dịch Covi-19 diễn ra, nhóm thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức đề kháng, bổ phổi cũng được người bán hàng tích cực giới thiệu cho người tiêu dùng.

Tất nhiên,  mỗi đơn hàng sản phẩm thực phẩm chức năng đều có giá thành rất cao. Vì thế, doanh thu từ việc buôn bán, sản xuất sản phẩm thực phẩm chức năng là rất lớn, lớn hơn nhiều số tiền phải nộp phạt nếu có bị lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ.

Để quản lý hiệu quả thị trường thực phẩm chức năng, nhất là việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái, cơ quan chức năng cần làm gì, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng cần làm gì? Người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của chính mình bằng cách nào?

(Còn tiếp)

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3