Kỳ 1: Trái cây nhập khẩu đã được dán mác giả… có thương hiệu


(CHG) Trước thị hiếu “sính ngoại” hoa quả nhập khẩu của nhiều người tiêu dùng, đã có không ít người kinh doanh vì lợi nhuận mà đã gian dối, dán mác giả xuất xứ để tuồn trái cây không rõ nguồn gốc ra thị trường.

Trái cây nhập khẩu được bày bán ở nhiều cửa hàng, có dán mác thương hiệu?

Trái cây ngoại “nhập nhèm” xuất xứ

Thị trường Việt Nam những năm gần đây xuất hiện nhiều loại hoa quả được cho là nhập khẩu từ Australia, Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ai Cập, Nam Phi, Chile, Ecuador… Nếu như trước kia, hoa quả nhập khẩu chủ yếu được bán tại các siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng nhập khẩu, trung tâm thương mại với mức giá “tiền triệu” thì nay hoa quả “ngoại” được bán trong các quầy hàng ở chợ, qua mạng xã hội với lời quảng cáo là hoa quả xách tay, nhập khẩu chính ngạch kèm cả hình ảnh tem nhãn có dòng chữ HACCP, GolbalGAP…

Với tâm lý “sính ngoại” không ít người chọn các loại hỏa quả “xịn” với hình thức đẹp, bóng bẩy. Tuy nhiên, theo ghi nhận trên địa bàn TP. Hà Nội thời gian gần đây phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa quả nhập khẩu có thủ đoạn “nhập nhèm” nguồn gốc xuất xứ, chất lượng. Nhiều sản phẩm không có nhãn phụ bằng tiếng Việt để lừa dối người tiêu dùng.

Nổi lên trong những ngày vừa qua, trên facebook đã giao bán nho sữa chưa đến 100.000 đồng/kg, trong khi thực tế nho sữa Nhật, Hàn từng có giá 1,2-1,7 triệu đồng/kg.

Tìm hiểu trên các chợ mạng cho thấy, người bán thường lấy lí do đang vào mùa nên nho rẻ hơn trước đây và mặc dù không nhãn mác nhưng vẫn khẳng định ngon, ngọt, giòn chỉ có nho sữa Hàn Quốc.

Cũng có người bán hàng trên facebook khẳng định với khách: Đây là nho Đài Loan nên nó rẻ hơn nho sữa Hàn, Nhật Bản.

Theo tìm hiểu, nho sữa hay còn gọi là nho Mẫu đơn, được xem là một trong những loại nho lâu đời nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Nho sữa có giá “đắt đỏ”, bởi ở Nhật Bản được trồng theo tiêu chuẩn cao, sạch. Hiện hàng Nhật có giá từ 1,5-1,7 triệu đồng/kg. Ngoài nho sữa Nhật Bản, vài năm trở lại đây, trên thị trường có xuất hiện nho sữa Hàn Quốc với giá trung bình khoảng 1 triệu đồng/kg.

Vì là loại quả giá cao, cũng không dễ dàng bảo quản lâu dài nên người tiêu dùng nếu muốn mua phải đặt trước.

Ở Hàn Quốc, tất cả các chùm nho trước khi đưa ra thị trường đều phải đạt 100% yêu cầu tiêu chuẩn GAPS của Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc và được kiểm định chặt chẽ bởi Hiệp hội Xuất khẩu nho Hàn Quốc. Các sản phẩm nho sữa Hàn Quốc có chất lượng cao nhất, đều có logo “K-grape” và dòng chữ “Pruduce of Korea” trên  thùng.

Trên thị trường, nho sữa Hàn được bán với giá 800.000-900.000 đồng/kg loại từ 0,5-0,8 kg/chùm. Còn nho VIP trọng lượng trên 1,2kg/chùm có giá 1,2 triệu đồng/kg.

Trong khi các trang mạng xã hội rao hàng nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều cửa hàng trái cây khẳng định là hàng Trung Quốc. Theo chị Thu Huyền: “Nho sữa này được nhập từ Trung Quốc. So nho sữa Hàn Quốc với nho Trung Quốc thì độ ngọt nhạt tùy chùm, không có mùi thơm và mềm, bề mặt quả sẽ xanh nhạt hơn”.

Các đơn vị hoa quả nhập khẩu đánh giá, loại nho sữa Trung Quốc quả nhỏ, ăn chua là hàng xả, còn hàng cao cấp thì quả to, ăn ngọt sắc, cuống xanh và giá cao chứ không thể rẻ như trên mạng rao bán được. Không chỉ được bán đầy rẫy trên chợ mạng với giá rẻ mà tại các cửa hàng trái cây, nho sữa cũng được nhập về ồ ạt với bán với số lượng lớn. Nhiều cửa hàng còn bán giá chỉ 90.000 đồng/kg.

Hình ảnh nho sữa bán tràn lan trên mạng. Ảnh chụp màn hình.

Kiểm tra đâu ra sai phạm đó

Với quyết tâm “nói không” hàng không rõ nguồn gốc, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý nhiều điểm kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố. Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã có công văn số 541/QLTTHN-NVTH ngày 12/7/2022 chỉ đạo kiểm tra các cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu trên địa bàn thành phố. Theo đó, Cục sẽ chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm, không đẩm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường…

Cụ thể, tại những chợ đầu mối, chợ dân sinh, các đội quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Nội có nhiệm vụ: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức cá nhân vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tại các chợ, vi phạm trong các hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố. Kiểm soát chặt chẽ vận chuyển, lưu thông trái cây nhập lậu, trái cây giả mạo nguồn gốc, xuất xứ và gian lận khác (như vi phạm về đăng ký kinh doanh, niêm yết giá, ghi nhãn hàng hóa…).

Cục cũng sẽ phối hợp với cơ quan lực lượng chức năng như phòng nghiệp vụ PC05, PC03, PA04 Công an thành phố Hà Nội, Sở Công thương triển khai giám sát, kiểm tra, kiểm soát với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, lưu trữ, bảo quản lưu thông số lượng lớn trái cây nhập khẩu trên địa bàn thành phố.

Thực hiện chỉ đạo này, từ ngày 12/7/2022 đến ngày 15/9/2022, Đội Quản lý thị trường số 17 đã kiểm tra 16 vụ. Trong đó, có 13 vụ đã được xử lý, 3 vụ đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ. Xử phạt hành chính 50.650.000 đồng. Trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy lên đến 36.956.000 đồng; Số trái cây tiêu hủy là 1.168,5 kg các loại.

Cụ thể, ngày 15/9, Đội Quản lý thị trường số 17 đã kiểm tra cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu “Huyền Long Biên” (số 39 phố Hồng Hà, Ba Đình, Hà Nội) phát hiện và thu giữ 120kg trái cây nhập khẩu không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Trị hóa hàng hóa là 9,9 triệu đồng.

Trong 2 ngày 14 - 15/9, Đội Quản lý thị trường số 17 đã thu giữ 355kg hàng hóa. Số hàng hóa này ngay tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nên buộc phải tiêu hủy theo định của pháp luật. Hiện Đội Quản lý thị trường số 17 vẫn đang tiếp tục làm rõ và xử phạt nhiều cửa hàng theo đúng quy định .

Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 13 cũng đã kiểm tra cơ sở kinh doanh trái cây Fresh Fruits (số 160 Trung Kính, Yên hòa, Cầu Giấy), phát hiện cơ sở này bày bán dưa lưới Nhật Bản và lựu Peru có nhãn mác bằng tiếng nước ngoài nhưng không có hóa đơn chứng từ… Đội Quản lý thị trường số 13 đã ra quyết định phạt cửa hàng 3.000.000 đồng, đồng thời tiêu hủy số hoa quả trên.

Đại diện Cục quản lý thị trường Hà Nội cùng khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng và kiểm tra kỹ trước những thông tin hoa quả nhập ngoại, tránh mua phải những mặt hàng không rõ nguồn gốc.

Ảnh minh hoạ về cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu.

Mới đây, ngày 23/9/2022, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên đã ký văn bản số 332/CQLTT-NVTH gửi các đội Quản lý thị trường trực thuộc yêu cầu triển khai rà soát, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng trái cây tươi nhập khẩu trên địa bàn thánh phố Thái Nguyên.

Thực hiện chỉ đạo trên, ngày 24/9/2022, Đội Quản lý thị trường số 2 chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 đã thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành rà soát.

Theo đó, lực lượng chức năng đã kiểm tra ô tô tải BKS 20C-164.45 do ông Vũ Huy Bình (Tân Quang, TP. Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) là tài xế kiêm chủ hàng. Lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 10 thùng nho, 10 thùng dưa vàng và 5 thùng hồng. Tổng trọng lượng là 205kg, trị giá khoảng 7,5 triệu đồng.

Thời điểm kiểm tra, ông Bình không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp phát của lô hàng. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 đã ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính 6 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa.

Tiếp đó, đoàn kiểm tra khám ô tô bán tải BKS 20C-241.66 do ông Hoàng Văn Nguyên (trú phường Quan Triều, TP. Thái Nguyên) làm lái xe kiêm chủ hàng. Lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 87kg nho xanh không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 5 triệu đồng. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 4 triệu đồng và buộc tiêu hủy hàng hóa.

Trong ngày 24/9, Đội Quản lý thị trường số 2 còn kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh trái cây tươi Lan Hào tại chợ Túc Duyên (TP. Thái Nguyên) do bà Nguyễn Thị Lan làm chủ. Lực lượng chức năng phát hiện 1,4 tấn trái cây tươi các loại (dưa vàng, lựu đỏ, táo xanh) không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trị giá hàng hóa trên 25 triệu đồng. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 đã ban hàng quyết định xử phạt với bà Nguyễn Thị Lan về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Như vậy, tính từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra, giám sát được tổng số 20 cơ sở kinh doanh mặt hàng trái cây tươi nhập khẩu.

Song song với công tác kiểm tra, giám sát, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên đã tuyên truyền đến các cơ sở kinh doanh nói chung và cơ sở kinh doanh trái cây tươi nhập khẩu nói riêng cần tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong kinh doanh. Đồng thời, khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân, gia đình và lợi ích chung của toàn xã hội.

(Còn tiếp)

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Nam: Tịch thu số lượng lớn hàng hóa nhập lậu đang trên đường đi tiêu thụ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra phương tiện xe ô tô tải, phát hiện số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, với tổng trị hàng hóa vi phạm là 43.940.000 đồng.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt một doanh nghiệp vi phạm kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra, phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, với số tiền xử phạt 30.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Thực hiện Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý vàng. Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau thực hiện kiểm tra phát hiện doanh nghiệp kinh doanh có dấu hiệu vi phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của CHANEL được bảo hộ.

Xem chi tiết
Quảng Ninh: Phát hiện, thu giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái

Ngày 13 tháng 4 năm 2024, Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Thu giữ 680 bao thuốc lá điếu nhập lậu và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa phát hiện, thu giữ thu giữ 680 bao thuốc lá điều nhập lậu và hàng hóa gồm màn hình ti vi, máy hàn đã qua sử dụng, với tổng trị giá tang vật tạm giữ ước tính hơn 500.000.000 đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3