Kỳ 2: Cách lựa chọn trái cây an toàn, đảm bảo chất lượng


(CHG) Trước tình trạng trái cây nhập khẩu nhập nhèm về nguồn gốc, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn khi mua loại sản phẩm này. Theo đó, cần dựa vào mã sản phẩm để truy xuất nguồn gốc, là một trong những biện pháp hữu hiệu để chọn lựa trái cây nhập khẩu đảm bảo chất lượng.

Đâu là loại trái cây chưa an toàn 

Nói tới trái cây nhập khẩu không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo, các chuyên gia y tế cho biết, các loại trái cây không nguồn gốc bày bán trên thị trường rất phong phú. Nếu căn cứ vào những lời giới thiệu như táo New Zealand, nho Mỹ, xoài Ấn Độ, cam quýt Thái Lan, lê Trung Quốc… người tiêu dùng rất dễ mắc lừa, khi mua để thưởng thức “của lạ” nước ngoài.

Tuy nhiên những loại trái cây đắt tiền này có đúng như lời giới thiệu hay không, được bảo quản bằng hóa chất gì và có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không… thực tế rất khó biết, vì ngay nguồn gốc của chúng cũng rất mập mờ.

Có rất nhiều hóa chất đang được dùng để bảo quản trái cây, trong đó được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là đất đèn và có cả những hóa chất độc hại khác. 

Loại hóa chất được nói đến nhiều là chất chống nấm dùng trong xây dựng rẻ tiền. Trái cây sau khi được nhúng dung dịch này, các vi sinh vật bám vào sẽ chết ngay nên giữ được vẻ tươi đẹp rất lâu. Có nơi người ta còn dùng cả chất 2,4D là một loại thuốc diệt cỏ để tẩm ướp bảo quản trái cây. Đây là một hóa chất độc, dùng liều lượng cao có tác dụng diệt cỏ, dùng nồng độ thấp có tác dụng kích thích làm cho trái cây tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giúp trái cây tươi lâu, giữ nguyên bề ngoài bóng mượt.

Việc phân biệt trái cây nhập khẩu tự nhiên với những loại được bảo quản bằng hóa chất rất khó. Các biện pháp để phòng như rửa kỹ bằng nước sạch hoặc ngâm nước muối cũng không có tác dụng, vì hóa chất độc hại đã ngấm sâu vào ruột trái cây. 

Ảnh minh họa

Cách phân biệt trái cây an toàn

Để lựa chọn được những loại trái cây an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng khi lựa chọn trái cây nhập khẩu nên quan tâm tới những biện pháp dưới đây:

Thứ nhất mua loại trái cây chín tự nhiên. Loại trái cây này thường có vỏ ngoài chín không đều, màu sắc khi chín chỗ đậm chỗ nhạt, có mùi thơm đặc trưng của quả. Trái cây chín nhờ hóa chất, đã được “ngâm” thuốc thì vỏ có màu khá đều khi chín và chỉ thơm nhẹ, không rõ ràng. Đối với cam, quýt nên chọn những quả còn cuống và lá. Tốt nhất nên lay thử cuống xem có đúng thật hay được dính keo.

Thứ hai nên chọn cửa hàng uy tín: Không nên mua những loại trái cây không rõ nguồn gốc. Những trái cây (nhất là loại nhập ngoại) được bảo quản theo các phương pháp an toàn thường được đóng gói cẩn thận, có ghi tên công ty, hãng gia công chế biến trên bao gói bán lẻ, trên thùng đựng. Nên ăn những trái cây trong nước và không nên mua những hoa quả trái mùa, nếu không biết rõ chúng được bảo quản bằng phương pháp gì, có an toàn hay không?

Đáng lưu ý, cần phải truy xuất nguồn gốc trái cây nhập khẩu, vì sản phẩm và hoạt động trong chuỗi cung ứng đã trở thành một số yếu tố quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và nông sản. 

Người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng có yêu cầu khắt khe về nguồn gốc sản phẩm. Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi sự di chuyển của sản phẩm (nông sản, thực phẩm) qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối cụ thể. Công cụ truy xuất nguồn gốc hoặc theo dõi sản phẩm phải xác định được bất kỳ giai đoạn cụ thể nào của chuỗi sản xuất (từ sản xuất đến phân phối) từ nơi sản phẩm đến và sản phẩm đi đều phải phù hợp với mục tiêu của hệ thống kiểm tra và chứng nhận. 

Thực tế hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông sản là yêu cầu bắt buộc đối với hàng nông sản và thực phẩm xuất khẩu.

Người tiêu dùng có thể căn cứ vào các phương tiện truy xuất nguồn gốc như mã chữ số, tem… để lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. 

Ví dụ, chọn mua trái cây nhập khẩu mà trên tem bao gồm dãy số và ký tự được dán trên sản phẩm: Đối với trái cây nhập khẩu có 4 chữ số, bắt đầu từ số 3 đầu tiên thì đó là những trái cây được xử lý bằng bức xạ ion hóa để khử trùng. Khi mua loại trái cây này về, người tiêu dùng phải rửa thật kỹ trước khi ăn.

Nếu loại mã bắt đầu từ số 4 đầu tiên, có nghĩa trái cây được trồng bằng phương thức truyền thống, có sử dụng thuốc trừ sâu, ít sử dụng công nghệ trong quy trình trồng, thu hoạch. Khi mua về, người tiêu dùng cần rửa nhiều bằng nước sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ trước khi ăn. 

Các loại tem nhãn 5 chữ số và bắt đầu bằng số 8 là sản phẩm biến đổi gen. Các loại tem nhãn bắt đầu bằng số 9 là loại được trồng theo hình thức hữu cơ, trồng bằng hạt truyền thống nên sẽ có giá thành cao gấp ba lần so với các loại trái cây nhập khẩu cùng loại thông thường khác.

Người tiêu dùng nên biết đến những tiêu chuẩn đánh giá thực phẩm sạch như VietGap. Những vùng nguyên liệu tiêu chuẩn VietGap được vận hành theo quy chuẩn và được kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo sản phẩm ra thị trường không còn tồn dư thuốc trừ sâu và những hóa chất gây hại cho người dùng.

Thực phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP là sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Quy trình trồng và thu hoạch nghiêm ngặt, có nhiều tiêu chí thích ứng với yêu cầu bắt buộc của thị trường nước ngoài. Do đó, thực phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP là những sản phẩm tốt đối với người tiêu dùng.

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là việc trồng trọt hoàn toàn tự nhiên bao gồm thức ăn, nguồn nước và đất đều đảm bảo sạch. Đây là tiêu chuẩn cao nhất và tốt nhất cho thực phẩm, nhưng ngược lại giá cả lại tương đối cao. 

Ngoài ra, thực phẩm có 3 loại giấy tờ chứng nhận sản phẩm nhập khẩu an toàn là CO (Certificate of Origin - cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào đó), CQ (Certificate of Quality – xác nhận hàng hóa có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế) và giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary – thể hiện công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn sâu bệnh, vi sinh vật có hại, cỏ dại nguy hiểm, nguy cơ lây lan, nhiễm bệnh giữa các vùng trong nước và giáp ranh với nước ngoài).

Căn cứ vào các loại chứng nhận đo lường chất lượng nêu trên, người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính của bản thân. Tuy nhiên, việc cần thiết nhất là lựa chọn đúng sản phẩm tốt cho sức khỏe, tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. 

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3