Kỳ 2: Cảnh báo khi sử dụng thuốc Đông y trộn tân dược


(CHG) Lợi dụng tâm lý nhiều người thích sử dụng thuốc y học cổ truyền, nhiều cơ sở sản xuất đã trộn thêm tân dược để tăng hiệu quả tức thời, lờ đi những nguy hiểm rình rập đến sức khoẻ người bệnh.

Nguy hại khi sử dụng thuốc Đông dược trộn tân dược

Ngày nay, nhu cầu sử dụng thuốc từ dược liệu để điều trị bệnh đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đang sử dụng thuốc kê đơn, nhưng vẫn kết hợp với dược liệu mà không tham khảo ý kiến bác sĩ, nên đã xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Hiện có tình trạng một số cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền, nhưng sử dụng thêm tân dược nghiền thành bột rồi trộn với các loại dược liệu, để bào chế thành các loại viên hoàn với danh nghĩa là thuốc Đông y bán cho bệnh nhân.

Người dân nên cẩn trọng với những thuốc Đông y trộn lẫn tân dược. Ảnh minh họa

Những loại thuốc y học cổ truyền thường được các cơ sở sản xuất pha thêm tân dược vào là bài thuốc trị cảm cúm, trộn thêm hoạt chất paracetamol; thuốc điều trị bệnh khớp, trộn thêm các thuốc chống viêm chứa corticoid như dexamethasone, prednisolone. Nhìn bằng mắt thường, người bệnh và ngay cả cơ quan quản lý cũng khó phát hiện các loại thuốc Đông y có trộn thêm tân dược hay không.

Thời gian vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc paracetamol. Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt, được chỉ định rộng rãi trong Tây y, song điều nguy hại của việc sử dụng paracetamol là nếu dùng quá liều sẽ gây độc cho gan. Nếu người đang say rượu, người có men gan cao, người bị dị ứng với hoạt chất paracetamol khi uống sẽ nguy hiểm.

Một loại thuốc tân dược cũng hay bị các thầy lang lạm dụng là corticoid. Hoạt chất này hay được trộn với các bài thuốc Đông y để chữa các bệnh liên quan đến xương khớp. Hệ lụy của việc lạm dụng corticoid sẽ gây nên hội chứng tăng đường máu, dẫn đến đái tháo đường; hội chứng cushing, suy tuyến thượng thận. Thậm chí, gây suy cấp tính nếu đột ngột dừng thuốc dẫn đến trụy tim, trụy mạch. Ngoài ra còn gây giòn xương, rối loạn điện giải.

Ngoài các hoạt chất được phép sử dụng, theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, hiện có tình trạng cơ sở cung cấp thuốc y học cổ truyền trộn cả tân dược đã bị cấm lưu hành trên thế giới.

Nói về tình trạng trộn tân dược vào thuốc y học cổ truyền, ông Phạm Vũ Khánh, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho rằng, trộn tân dược vào đông dược là điều cấm kỵ trong bào chế thuốc. Có những loại bệnh có thể sử dụng kết hợp tân dược với đông dược, để có kết quả điều trị cao. Nhưng việc làm này yêu cầu phải có phác đồ rõ ràng và không được trộn chung.

Việc trộn các hoạt chất có tác dụng dược lý mạnh của tân dược, vào các dạng bào chế đông dược nhằm tạo ra những hiệu quả tức thời cho người bệnh như giảm đau, ăn ngon, ngủ yên, tăng cân, sinh lực dồi dào, trí óc minh mẫn. Tuy nhiên, di chứng về sau thì hết sức nặng nề, có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Để kiểm soát được thị trường đông dược, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, cùng với việc thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế về quản lý nguồn dược liệu nhập khẩu và sản xuất trong nước, các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đông dược. Đồng thời phối hợp chặt chẽ, kiểm tra, kiểm soát thị trường đông dược và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

Trong thời gian qua, Cục Quản lý y, dược cổ truyền đã thường xuyên thông báo những dược liệu có nguy cơ chiết hoạt chất, dược liệu hay bị trộn lẫn, kém chất lượng và những dược liệu dễ nhầm lẫn cho các đơn vị, để chú trọng kiểm tra bằng kinh nghiệm và kiểm nghiệm.

Bên cạnh đó, tăng cường lực lượng thanh tra y tế, nhất là những người có chuyên môn về y học cổ truyền để tiến hành thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền, đặc biệt nguồn dược liệu đầu vào. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát tất cả quá trình từ khâu tạo giống, chăm bón, nuôi trồng đến thu hái, bảo quản, lưu thông, sử dụng dược liệu.

Các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên, khi bị bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến những nơi có uy tín lâu năm, có giấy phép hành nghề, các bệnh viện đông y để được bắt mạch, kê đơn, tránh tự ý mua thuốc ở các cơ sở không được cấp phép, mua thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc.

Lưu ý, thông thường đông dược có tác dụng khá chậm, nhưng nếu người sản xuất trộn thêm các chất tân dược sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng. Mới uống người bệnh có cảm giác bệnh thuyên giảm ngay, tuy nhiên khi dùng một thời gian sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Vậy nên người bệnh cần cẩn trọng khi lựa chọn phương pháp trị bệnh cho mình.

Nhiều loại thuốc y học cổ truyền được các cơ sở sản xuất pha thêm tân dược. Ảnh minh họa

Uống cùng lúc thuốc Đông y và tân dược có nguy hại?

Thuốc tân dược hướng tới mục tiêu cao và có hiệu quả nhanh chóng, còn thuốc Đông y được điều chỉnh tổng thể, có hiệu quả ổn định và lâu dài. Sự kết hợp hợp lý giữa y học cổ truyền và tân dược có thể điều chỉnh lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau và đạt được hiệu quả có tác dụng tăng cường tác dụng chữa bệnh và giảm các tác dụng phụ, độc hại.

Trong nhận thức của rất nhiều người bệnh, uống thuốc Đông y và tân dược cùng lúc là điều cấm kỵ. Những bệnh nhân quá thận trọng có thể không uống thuốc tân dược sau khi uống thuốc Đông y ngay trong ngày, hoặc không sử dụng thuốc Đông y sau khi uống thuốc tân dược, vì lo phản ứng thuốc sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và sức khỏe của họ.

Đánh giá từ các bác sĩ chuyên môn thì hầu hết các loại thuốc tân dược và Đông y đều có thể sử dụng cùng nhau. Vì khi mắc bệnh, cần áp dụng kết hợp cả thuốc đông y và thuốc tân dược, hướng điều trị chính của hai phương pháp này là như nhau và chúng thường bổ trợ cho nhau. Người mắc bênh gout điều trị Đông y và tân dược sẽ mang hiệu quả tối ưu hơn hết.

Một số loại thuốc tân dược đang được sử dụng hiện nay cũng có nguồn gốc từ các loại thuốc Đông y hoặc các loại cây cỏ khác, được bào chế bằng cách chiết xuất hoạt chất từ ​​dược liệu thảo dược, hoặc sử dụng phương pháp tổng hợp nhân tạo để bào chế các hoạt chất này, nên một số loại thuốc đông y và thuốc tân dược có cùng hoạt chất.

Theo thói quen chung, thời gian uống thuốc đông y và thuốc tân dược thường khác nhau, ví dụ thuốc tân dược thường uống trước hoặc sau bữa ăn nửa tiếng, còn thuốc đông y thường uống cách nhau hai đến ba tiếng. Có thể thấy, uống thuốc Đông y và tân dược cùng lúc là được.

Mục đích của việc uống thuốc Đông y và thuốc tân dược lần lượt là tránh phản ứng của các thành phần thuốc có tính chất khác nhau, sẽ mang lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, uống thuốc Đông y và tân dược cùng lúc (hỗn hợp) hoặc uống cách quãng sẽ không làm giảm hiệu quả tương ứng, đồng thời vẫn phát huy được hết ưu điểm trong việc kiểm soát bệnh và trị tận gốc.

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên môn, thuốc Đông y phải uống sau bữa ăn nửa tiếng hoặc một tiếng. Không nên uống thuốc Đông y trộn lẫn với thuốc Tây, nên uống hai loại thuốc này cách nhau 30 phút đến 1 tiếng để có hiệu quả tốt nhất. Do các khoa khác về tỳ và bệnh dạ dày muốn bệnh nhân hấp thụ thuốc Đông y nhiều nhất có thể, nên khuyến nghị uống thuốc khi bụng đói, không có quy định phải uống riêng thuốc Đông y và thuốc Tây.

Thông thường thời hạn hiệu lực của thuốc Tây là 4 giờ, từ khi uống thuốc đến khi bài tiết thuốc ra khỏi cơ thể phải mất 2 giờ, đây là tiêu chuẩn tính toán để đảm bảo thuốc Đông y và thuốc Tây không mâu thuẫn với nhau.

Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc Đông y và thuốc Tây đều có thể uống cùng lúc nhưng chỉ một phần nhỏ cần uống cách nhau, thường sẽ có chỉ định của bác sĩ. Vậy nên, người bệnh nên đặt câu hỏi nhiều hơn đối với bác sĩ/dược sĩ khi mua thuốc để được an toàn khi sử dụng thuốc.

Tất nhiên, không nên dùng cả thuốc Đông y và thuốc Tây cho tất cả các bệnh, không những gây lãng phí thuốc mà còn có độc tính hoặc tác dụng phụ nhất định. Khi bệnh thực sự cần sự kết hợp giữa thuốc Đông y và thuốc tân dược thì nên lệch thời gian uống thuốc để thuốc được hấp thu thuận lợi.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3