Kỳ 2: Chống thuốc giả cần sự hợp tác của người tiêu dùng?


(CHG) Hiện nay tình trạng thuốc giả lưu hành trên thị trường ngày càng gia tăng, Bộ Y tế liên tục có công văn thu hồi các sản phẩm thuốc giả, thuốc không đạt chất lượng, không rõ nguồn gốc. Thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc gây hại cho sức khoẻ, nhưng người tiêu dùng đã chung tay đẩy lùi vấn nạn đó chưa?

 

 

Chống thuốc giả cần sự hợp tác của người tiêu dùng? (Ảnh minh họa)

Người tiêu dùng mua thuốc tuỳ tiện "cơ hội" cho thuốc giả tồn tại

Người tiêu dùng với thói quen mua bán thuốc không cần hoá đơn, thậm chí không cần đơn của bác sĩ, đã khiến thị trường tân dược nước ta trở thành môi trường thuận lợi cho thuốc giả phát triển. 

Hiện nay, hầu hết các loại thuốc tân dược đều có nguy cơ bị làm giả: Từ thực phẩm chức năng, thuốc bổ đến các thuốc chữa bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, thuốc kháng sinh, thuốc ung thư, thuốc kháng virus… Với công nghệ tinh vi, các loại thuốc giả đều có thể được sản xuất với hình dáng, bao bì, nhãn mác giống như thuốc thật mà bệnh nhân rất khó phát hiện.

Những người bị lừa mua thuốc giả thường là người sử dụng thuốc không phù hợp (tự ý dùng thuốc, mua thuốc không theo đơn) hoặc đang tìm mua thuốc với mức giá rẻ hoặc có chiết khấu. 

Việc gia tăng truy cập internet cùng các phương pháp mới trong sản xuất, phân phối dược phẩm bất hợp pháp đã tạo ra những thách thức cho những nhà quản lý dược trong việc bảo vệ chuỗi cung ứng dược phẩm hợp pháp. Đã và đang xuất hiện hàng ngàn trang web công khai bán thuốc không được chấp thuận, thuốc giả mạo cũng như bán thuốc kê đơn mà không yêu cầu kê đơn hợp lệ…

Bên cạnh đó, lợi dụng thông lệ quốc tế về việc lấy mẫu kiểm tra trước khi lưu hành chỉ áp dụng với các loại thuốc có nguy cơ cao, cần kiểm soát chặt về chất lượng như vaccine, huyết thanh chứa kháng thể, thuốc mới phát minh hoặc thuốc của các hãng sản xuất từng có những vi phạm về chất lượng, thì những loại thuốc thông thường được các nhóm làm thuốc giả tận dụng khai thác, đặc biệt là những loại không quá đắt tiền.

Tại Việt Nam, do đặc trưng hệ thống phân phối trong nước còn thiếu tính chuyên nghiệp, thuốc phải đi qua nhiều tầng nấc trung gian khiến chi phí phân phối bị tăng lên, khó truy xuất nguồn gốc cũng như kiểm soát chất lượng sản phẩm. 

Thông tin về người mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ không được lưu giữ một cách thích hợp, việc thực hiện các quy định liên quan đến hoá đơn chứng từ khi mua bán thuốc tại các cơ sở còn chưa thật nghiêm túc, đặc biệt là phân phối thuốc tại các khu vực vùng sâu, vùng xa… Trong khi đội ngũ cơ quan quản lý và giám sát chất lượng thuốc tại các tỉnh và thành phố vẫn chưa đủ sức bao phủ, đã khiến cho việc phát hiện thuốc giả, thu hồi thuốc kém chất lượng càng trở nên khó khăn hơn. 

Thực tế cho thấy, nơi tiêu thụ thuốc giả phần lớn là ở các “chợ thuốc” bán buôn, bán sỉ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của mạng internet, thay đổi xu hướng tiêu dùng sang hình thức mua hàng online, cùng với nhận thức hạn chế của một bộ phận người dân đối với các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ cũng là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy sản phẩm thuốc giả tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn.

Ảnh minh họa

Mua thuốc giả  mua thêm bệnh

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa về thuốc giả như sau: “Thuốc giả là sản phẩm được gắn nhãn hiệu sai một cách gian dối và có chủ đích về đặc tính hoặc nguồn gốc. Thuốc giả có thể bao gồm sản phẩm với đúng hoặc sai hoạt chất, không có hoạt chất hoặc không đủ hàm lượng hoạt chất hoặc với bao bì giả”. Như vậy, thuốc giả theo WHO đã bao hàm cả thuốc kém chất lượng, là thuốc có chứa hoạt chất nhưng không đủ hàm lượng.

Thuốc là sản phẩm có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh. Hoạt chất chứa trong thuốc quyết định tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh. Vì vậy, thuốc được sản xuất và lưu hành phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, không để thuốc kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. 

Trong giai đoạn sản xuất, phải phát hiện thuốc kém chất lượng do bảo quản hóa chất, do quy trình sản xuất mà ảnh hưởng đến chất lượng là phải xử lý ngay, tuyệt đối không được đưa ra thị trường loại thuốc. 

Thuốc kém chất lượng có chứa hoạt chất nhưng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, người dùng thuốc sẽ không hết bệnh, hoặc bệnh càng ngày càng nặng thêm. Như người bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường gần như phải dùng thuốc suốt đời, thế mà dùng thuốc trị tăng huyết áp, trị đái tháo đường kém chất lượng không kiểm soát được bệnh thì thật là tai hại. 

Nguy hại hơn, hoạt chất, thậm chí tá dược chứa trong thuốc kém chất lượng không tinh khiết, nếu lẫn độc chất thì người dùng thuốc có thể tử vong. Tại một số nước châu Phi đã xảy ra tình trạng thuốc dành cho trẻ em có chứa tá dược lẫn độc chất propylene glycol làm cho nhiều trẻ bị tử vong.

Hơn nữa, thuốc kém chất lượng không chỉ gây hại cho người sử dụng nó mà có thể gây hại cho cộng đồng, thậm chí cho toàn thế giới. Cụ thể, thuốc kháng sinh chất lượng kém, nếu sử dụng không những không trị được bệnh do không đủ hàm lượng hoạt chất, mà còn làm cho tác nhân gây bệnh trở thành chủng đề kháng loại kháng sinh đã sử dụng, bởi đặc tính của vi khuẩn thích nghi dần với các điều kiện bất lợi, nếu chất đó không làm chúng bị tiêu diệt. Vì vậy loại kháng sinh đó sẽ không còn tác dụng đối với chủng này nữa. Hậu quả là bệnh không được chữa khỏi mà vi khuẩn thì lại “nhờn” với kháng sinh, tức là đề kháng lại thuốc. 

Nguy hại hơn, vi khuẩn đề kháng lan tràn khắp nơi qua lây nhiễm hoặc dịch bệnh,  khiến cho việc trị bệnh nhiễm khuẩn ngày càng khó khăn. Vấn đề đề kháng kháng sinh không chỉ nguy hại cho số nhỏ người bệnh bị nhiễm khuẩn, mà đang là vấn nạn toàn cầu. Đặc biệt ở nước ta lại càng trầm trọng, khi mà việc dùng thuốc khánh sinh đã và đang bị lạm dụng rất lớn, như mua thuốc không cần đơn, không dùng thuốc theo hướng dẫn...

Các chuyên gia cảnh báo, thuốc giả có nhiều dạng khác nhau, nhưng nếu không may dùng phải thuốc giả thì không những thất bại trong điều trị, mà còn tăng độc tính, tăng kháng thuốc và bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong. Thuốc nào cũng có thể gây ra những phản ứng có hại (thường gọi là ADR). Nhưng nếu tác dụng có hại của thuốc thật nằm trong khoảng 1/10.000 đến 1/100.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả lên đến 1/10. Trong đó, điều nguy hiểm nhất là ngộ độc và dị ứng thuốc.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức cách tranh dùng thuốc giả: 

Phát hiện thuốc giả là một việc rất khó. Vì với kỹ thuật công nghệ sản xuất tinh vi, hiện đại, việc phát hiện thuốc “giả mà như thật” như hiện nay là một thách thức rất lớn đối với cộng đồng, kể cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Việc dùng thuốc mà thấy sức khỏe xấu đi mà không giải thích được, cần nghĩ đến thuốc giả. Hoặc nếu người dùng thuốc thấy thuốc có mùi vị hay nhìn có vẻ dáng khác biệt, hoặc nếu viên thuốc bị vỡ hoặc nứt bất thường, hoặc nếu bệnh nhân cảm thấy nóng ở chỗ chích thuốc tiêm… thì có thể nghi ngờ là thuốc giả. Khi có bất thường về bao gói hoặc nhãn mác của thuốc, nên báo cho Cục Quản lý Dược hay nhà sản xuất thuốc đó ngay lập tức.

Tránh việc dùng thuốc giả bằng cách:

- Chỉ mua thuốc tại nhà thuốc, nếu là nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) càng tốt. Tuyệt đối không mua thuốc trôi nổi, bán kiểu trao tay, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Khi mua thuốc cần quan sát kỹ món thuốc. Nếu là loại thuốc đã quen dùng, cần xem kỹ bao bì, dạng bào chế (dạng viên nén, viên nang…), mùi vị thuốc khi uống.

- Nếu có sự nghi ngờ như bao bì đóng gói kém chất lượng, nhãn mác kém thẩm mỹ hơn so với trước đây, viên thuốc có sự khác biệt với thuốc quen dùng, mùi vị thuốc uống không như trước… có nguy cơ rất lớn đó là thuốc giả. Lúc này không nên dùng thuốc mà nên đem món thuốc đến nhà thuốc hỏi xem thực giả như thế nào.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3