Kỳ 2: Doanh nghiệp cần hỗ trợ đối với việc truy xuất nguồn gốc


(CHG) Để thích ứng với yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần có thời gian nghiên cứu, nhân lực tiếp cận công nghệ, tài chính để đầu tư áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và các chính sách hỗ trợ để họ triển khai tất cả quá trình trên.

 

Nguyên tắc cơ bản đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 12850:2019 “Truy xuất nguồn gốc - yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc”, hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Một là “một bước trước – một bước sau”: Để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm.

Hai là “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: Các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng.

Thứ ba là nguyên tắc “minh bạch”: Hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất.

Thứ tư là nguyên tắc “có sự tham gia đầy đủ các bên TXNG”: Hệ thống TXNG phải có sự tham gia của đầy đủ các bên TXNG của tổ chức. Trong đó, bên tham gia truy xuất trong hệ thống có thể bao gồm: Bộ phận quản lý chất lượng và an toàn; Bộ phận pháp chế liên quan đến các yêu cầu của pháp lý và tổ chức; Bộ phận quan hệ khách hàng mà cần chia sẻ thông tin liên quan; Bộ phận được giao nhiệm vụ chống giả, bảo mật chuỗi cung ứng hoặc bảo vệ thương hiệu; Bộ phận chịu trách nhiệm xã hội chuyên về các vấn đề đạo đức và môi trường; Bộ phận quản lý vòng đời sản phẩm; Bộ phận chịu trách nhiệm vận tải và logistic; Bộ phận quản lý và phát triển hệ thống.

Cụ thể, đối với một sản phẩm nông sản thì các thông tin thu thập sẽ bao gồm: Vùng trồng: nông dân, con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật..; Đơn vị sơ chế/chế biến: công nhân, vật liệu đóng gói, băng truyền...; Đơn vị vận chuyển: lái xe, container, pallet...; Đơn vị logisstics: vận đơn, pallet, container...; Đơn vị phân phối/kho tổng: pallet, phòng lưu, kho bãi...

Đơn vị bán lẻ: kệ hàng, gian hàng, kho chứa...; Người tiêu dùng (tùy chọn); Cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp giải pháp: là đối tượng không tham gia hoạt động trong hệ thống truy xuất nguồn gốc, nhưng cũng tham gia trao đổi và thu thập các thông tin truy xuất nguồn gốc.

Ông Bùi Bá Chính - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và công nghệ) từng chia sẻ với báo chí rằng, cái khó của việc tập hợp dữ liệu TXNG là chưa có sự kết nối, chia sẻ giữa các bộ ngành, địa phương và các đơn vị cung cấp giải pháp. Cho nên, thông tin TXNG không đầy đủ. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn phải cài đặt nhiều ứng dụng/phần mềm do đơn vị cung cấp giải pháp chỉ cho phép dùng ứng dụng/phần mềm nội bộ mới truy cập được thông tin.

Theo ông Nguyễn Thế Tiệp - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống giả: "Thời gian gần đây TXNG đã được toàn xã hội quan tâm và hưởng ứng sâu rộng vì các lợi ích của nó mang lại, đối với góc độ quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng đã có các văn bản pháp quy nhằm hướng tới quản lý về hoạt động TXNG ở Việt Nam, cụ thể như đề án 100, thông tư 74, thông tư 25... đây là những hành lang pháp lý tiến tới việc chuẩn hoá hoạt động TXNG.

Cộng đồng khởi nghiệp đang rất quan tâm đến lĩnh vực TXNG và có rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực này, theo tôi được biết hiện nay trên thị trường Việt Nam có trên dưới 20 đơn vị cung cấp giải pháp TXNG, tuy nhiên hiểu đúng về TXNG và xây dựng giải pháp để TXNG một cách đúng theo các yêu cầu mà tổ chức GS1, đề án 100 và các quy định khác thì gần như là chỉ có một vài đơn vị đáp ứng, đa phần mới chỉ là các hệ thống để cập nhật thông tin quảng bá về sản phẩm, chưa đáp ứng đúng yêu cầu về giải pháp công nghệ cho TXNG".

 

Những giải pháp công nghệ giúp truy xuất nguồn gốc 

Cổng thông tin TXNG sản phẩm hàng hóa Quốc gia được trung tâm mã số mã vạch Quốc gia (NBC) triển khai xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện. 

Cổng thông tin TXNG sản phẩm hàng hóa Quốc gia có thể quản lý sản phẩm hàng hoá bằng mã số mã vạch biến đổi được kỳ vọng sẽ là trung tâm của hệ sinh thái TXNG, với sự tham gia của tất cả các bên. Đây cũng sẽ là phương tiện giúp cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Thí điểm với việc cung ứng sản phẩm thanh long xuất khẩu, Dự án hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng TXNG trong quản lý an toàn và chất lượng thuộc Chương trình Nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực tại các nước Tiểu vùng Mekong của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia phối hợp thực hiện triển khai dự án tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cụ trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho rằng, Trung tâm mã số mã vạch quốc gia Việt Nam (GS1 Việt Nam) sẽ giúp dự án hoàn thành mục tiêu, giúp nông sản an toàn của Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế.

Những doanh nghiệp tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ áp dụng TXNG, nông nghiệp bền vững, vệ sinh an toàn thực phẩm; áp dụng hệ thống TXNG theo tiêu chuẩn toàn cầu GS1; đăng ký mã định danh quốc tế JS1, mã vùng trồng, xã xưởng; được cấp chứng chỉ GAP và tham gia các khóa đào tạo về TXNG, an toàn vệ sinh thực phẩm, các yêu cầu về nhập khẩu của Trung Quốc... 

Người tiêu dùng mua hàng được truy xuất nguồn gốc

Do đây là triển khai mô hình thí điểm nên yêu cầu đối với doanh nghiệp tham gia dự án phải là đơn vị tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm thanh long; có kinh nghiệm tham gia hoặc có các chứng chỉ về GAP, GMP (thực hành sản xuất tốt), nông nghiệp hữu cơ, sản xuất an toàn, đồng thời, quan tâm tới việc tuân thủ tiêu chuẩn, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, nông nghiệp bền vững và có sự tham gia của các nhân sự trẻ dưới 35 tuổi. 

Đơn vị triển khai dự án sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá chuỗi cung ứng nông sản, qua đó, lựa chọn từ 3-5 doanh nghiệp để triển khai mô hình thí điểm và các doanh nghiệp tham gia dự án sẽ được hỗ trợ toàn bộ kinh phí.

"Để triển khai, áp dụng TXNG sản phẩm đã toàn diện và phổ cập toàn quốc cần thúc đẩy thực thi các thông tư, nghị định sớm đi vào cuộc sống. Cần ban hành các chính sách và chế tài hợp lý trong việc đề nghị bắt buộc doanh nghiệp, nhà sản xuất phải chia sẻ thông tin của mình lên hệ thống quốc gia

Khẩn trương triển khai hệ thống quản trị dữ liệu tập trung để tiếp nhận và chia sẻ dữ liệu TXNG liên thông trên toàn quốc và đấu nối với hệ thống quốc tế. Thành lập tổ chức có thẩm quyền đánh giá hoặc đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá và giáp sát áp dụng TXNG cũng như mức độ đáp ứng của các hệ thống TXNG.

Cần có chế tài hợp lý đối với việc áp dụng TXNG hoặc cung cấp dịch vụ TXNG không đúng, gian lận thông tin, cung cấp dịch vụ không đáp ứng quy định. Đưa ra lộ trình áp dụng TXNG bắt buộc đối với từng nhóm ngành hàng", ông Nguyễn Thế Tiếp chia sẻ.

Bên cạnh đó, TXNG hàng hóa bằng tem truy xuất dán trên các sản phẩm cũng là một giải pháp công nghệ giúp minh bạch thông tin về sản phẩm. Tem TXNG là con tem hoạt động dưới sự kết hợp của công nghệ dữ liệu biến đổi ma trận, QR code, mã vạch hoặc mã SMS phần mềm truy xuất. Theo đó, người tiêu dùng sử dụng các ứng dụng zalo, viber... trên thiết bị di động thông minh là có thể thực hiện được việc TXNG, xác thực nguồn hàng.

Tem TXNG cũng giúp doanh nghiệp gia tăng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường, gây dựng niềm tin ổn định đối với người tiêu dùng.

Như vậy, với các giải pháp công nghệ, doanh nghiệp đã và đang từng bước khẳng định vị thế “hàng thật” của mình đối với thị trường. Quan trọng hơn, việc TXNG đã góp phần đáng kể trong việc chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3