(CHG) Ứng dụng khoa học công nghệ để chống hàng giả là việc làm cấp bách mà tất cả các doanh nghiệp cần phải thực hiện. Chuyển đổi số các hoạt động chống hàng giả ở cấp độ cao cấp hơn sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu quốc gia một cách toàn diện cũng như đáp ứng được xu hướng chuyển đổi kinh tế số toàn cầu như hiện nay.
Cần số hóa quy trình sản xuất
Công nghệ phát triển kéo theo đó là năng lực sản xuất doanh nghiệp cũng được cải tiến vượt trội. Đồng thời, những đối tượng kinh doanh, sản xuất hàng giả cũng ứng dụng các loại công nghệ cao khiến trình độ làm hàng giả cũng được nâng “tầm”. Các loại sản phẩm giả, nhái được sản xuất với số lượng lớn và ngày càng khó phân biệt hơn, đánh lừa người tiêu dùng và làm khó cơ quan chức năng.
Việc số hoá quản lý chuỗi cung ứng còn hỗ trợ công tác chống gian lận thương mại
Trong quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm, việc ứng dụng công nghệ để phát hiện các tác động có thể làm thay đổi trạng thái của sản phẩm tại từng khâu sản xuất là điều cần thiết. Số hoá quản lý các tác nhân trong chuỗi cung ứng, minh bạch thông tin sản phẩm hàng hoá sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được quy trình trình, chất lượng, truy vết và triệu hồi sản phẩm khi cần thiết một cách nhanh chóng kịp thời, phòng ngừa các hệ luỵ xấu có thể xảy ra đối với sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng khi có sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
Việc số hoá quản lý chuỗi cung ứng còn hỗ trợ công tác chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế, mang lại sự cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh cho thị trường, nếu triển khai đồng bộ thì sẽ tạo nên động lực phát triển cho toàn xã hội cũng như nâng tầm thương hiệu quốc gia.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh nông sản, thực phẩm, dược phẩm thực phẩm chức năng…việc số hóa toàn bộ chuỗi cung ứng từ: quản lý vùng nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất chế biến, vận chuyển và phân phối…bằng hệ thống công nghệ thông tin là vô cùng quan trọng.
Bằng cách này, doanh nghiệp có thể quản lý cũng như nắm bắt toàn bộ nội dung, quy trình tại các khâu sản xuất một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp.Từ đó chủ động cải tiến khắc phục; cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất.
Khi sử dụng hệ thống số hoá quản lý chuỗi cung ứng, minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có được một bộ giải pháp toàn diện, giúp quản lý toàn bộ các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến vận chuyển cũng như các địa điểm phân phối hàng hoá. Do đó, việc truy vết thu hồi sản phẩm “có vấn đề” sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng và dễ dàng, tránh để xảy ra các hậu quả nặng nề.
Một lý do không thể bỏ qua, buộc các doanh nghiệp phải bắt kịp xu thế chuyển đổi số trong công tác chống hàng giả đó là xuất khẩu. Hiện nay, doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường; gia tăng xuất khẩu hàng hóa thì truy xuất nguồn gốc chống hàng giả là điều gần như bắt buộc.
Không chỉ tại các đất nước khó tính như châu Âu; Mỹ; Nhật; Úc mới ra yêu cầu này, ngay cả Trung Quốc cũng đang khắt khe hơn với hàng hóa của Việt Nam. Các sản phẩm muốn xuất khẩu đi bắt buộc phải có tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Điều này giúp họ kiểm soát chất lượng hàng hóa; ngăn chặn được các loại hàng hóa giả mạo, cũng như kém chất lượng thâm nhập vào thị trường bằng cách truy vết quy trình sản xuất toàn chuỗi cung ứng, đảm bảo tính minh bạch của sản phẩm.
Mặt khác, số hóa quy trình sản xuất, minh bạch thông tin nguồn gốc cũng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam ngăn chặn rủi ro gian lận thương mại của các loại hàng hóa kém chất lượng từ các doanh nghiệp không chính thống và các quốc gia khác, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu biểu của Việt Nam như gỗ, nông sản, trái cây, thủy sản…
(Ảnh minh họa)
Thực hiện chuyển đổi số trong chống hàng giả như thế nào?
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thế Tiệp- Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống giả, chúng ta cần có thêm nhiều công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn nạn hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại.
Trước hết, phải làm tốt công tác sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp chủ động đăng ký bản quyền và sở hữu về kiểu dáng, bao bì nhãn mác một cách hợp pháp để được bảo hộ khi xảy ra tranh chấp với hàng giả hàng nhái. Tất nhiên, doanh nghiệp cũng cần có chiến lược về sản phẩm để luôn có dòng sản phẩm mới khiến cho kẻ gian không kịp sao chép, làm giả.
Tiếp theo là triển khai các giải pháp số hoá quản lý chuỗi cung ứng và quản lý sản phẩm để có thể kiểm soát được nguồn gốc, hành trình đường đi, chuyển chủ sở hữu theo thời gian của từng sản phẩm đơn nhất. Từ đó triệt tiêu tư tưởng đưa hàng ngoài luồng, hàng giả, hàng nhái vào chuỗi cung ứng.
Doanh nghiệp cũng cần áp dụng các biện pháp tem điện tử thông minh chống hàng giả và bảo hành điện tử hợp pháp để có thể cảnh báo, khuyến nghị tới cộng đồng người tiêu dùng về tính sở hữu, tình trạng của sản phẩm, khi có hiện tượng làm giả mã sản phẩm.
Các lực lượng chức năng được giao quản lý thị trường cần phối hợp với doanh nghiệp tuyên truyền đến người tiêu dùng trong việc chọn các sản phẩm của các nhà sản xuất hoặc các đơn vị phân phối có uy tín, có gắn tem điện tử thông minh phục vụ cho truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả.
Nhà nước cũng cần đẩy mạnh công tác số hoá quản lý nhà nước trong việc khai báo tư cách pháp nhân cũng như sản phẩm của các đơn vị sản xuất, chế biến và phân phối lên hệ thống điện tử. Từ đây, việc kiểm soát, truy vết, quy trách nhiệm đối với từng cá nhân tham gia chuỗi cung ứng nếu xuất hiện sai phạm như tiếp sản xuất hay tiếp tay cho hành vi làm giả hoặc phân phối sản phẩm hàng giả, hàng nhái cũng sẽ dễ dàng hơn.
Trước vấn nạn này, nhiều doanh nghiệp đề xuất: Quá trình hoàn thiện chính sách, các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng cần xem xét sửa đổi chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm, tránh để các đối tượng vi phạm lợi dụng kẽ hở của pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần xây dựng các quy định rõ ràng về vi phạm quyền nhãn hiệu, tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó bảo vệ thương hiệu, mất thời gian và tiền bạc trong quá trình đấu tranh phòng, chống, hàng giả, hàng lậu.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết