(CHG) Vấn nạn mỹ phẩm giả đã và đang xuất hiện cả trên các chợ trực tuyến cũng như ở các cửa hàng kinh doanh. Mỹ phẩm giả trà lan đã gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp chính hãng, gây thất thu thuế nhà nước, khiến người tiêu dùng bị móc túi và phải đối mặt với rủi ro sức khoẻ khi sử dụng.
Mối nguy hại của mỹ phẩm giả
Thông tin từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc da giả là mặt hàng bán chạy thứ 5 trong số các mặt hàng lưu hành hiện nay.
Các sản phẩm làm đẹp thường xuyên bị làm giả gồm đồ trang điểm, dầu dưỡng tóc, dầu gội, sữa dưỡng thể, sữa tắm, xà phòng, kem dưỡng da mặt, serum, màu tóc và bột tan. Các sản phẩm làm đẹp và mỹ phẩm giả thường chứa các thành phần chất lượng thấp, có hại nhưng giá cả lại rất thấp so với những mặt hàng mỹ phẩm chính hãng.
Mỹ phẩm giả, ngoài thành phần kém chất lượng còn chứa thủy ngân, dùng lâu dài sẽ gây hại cho cơ thể. Dễ nhận thấy rõ nhất là tình trạng da nổi mụn, mẩn ngứa, dị ứng, đau, phồng rộp và sưng tấy... Một số trường hợp còn gặp tổn thương lâu dài hoặc vĩnh viễn nghiêm trọng như rụng tóc, bỏng da hoặc ảnh hưởng xấu đến thị lực.
Kiểm tra các sản phẩm giả mạo, cơ quan chức năng còn phát hiện trong số các mặt hàng mỹ phẩm giả có chứa cả các chất gây ung thư như asen, berili cadmium… một số loại hàng giả còn chứa lượng vi khuẩn ở mức độ cao.
Hiện nay, các đối tượng làm hàng giả ngày càng thông minh hơn, tháo vát hơn và thích nghi với môi trường thương mại mới. Các đối tượng lợi dụng những đợt giảm giá lớn trên các sàn thương mại điện tử để tung ra sản phẩm giả với mức giá hấp dẫn để bán số lượng lớn.
Theo các khảo sát thực tế, người tiêu dùng càng ngày càng có ý thức và hiểu rõ hơn về thương hiệu, đồng thời, có kiến thức nhận diện hàng giả và hàng thật.
Tuy nhiên, với công nghệ sản xuất và in ấn tân tiến, các cơ sở làm giả có thể bắt chước các sản phẩm hoàn thiện, in hộp, nhãn, mã và bao bì nguyên bản. Điều này rất khó để người tiêu dùng có thể phát hiện và phân biệt được hàng thật, hàng giả.
Các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm mới là đối tượng đang chịu ảnh hưởng nhiều của mỹ phẩm giả, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về doanh thu, thị phần và uy tín thương hiệu.
Hình ảnh sử dụng phải mỹ phẩm giả. Ảnh: Internet
Cách phân biệt hàng mỹ phẩm giả
Để tránh mua và sử dụng phải mỹ phẩm giả, người tiêu dùng cần nắm được một số điểm cơ bản để phân biệt hàng giả, hàng thật trước khi lựa chọn sản phẩm mỹ phẩm.
Trước tiên là vấn đề giá cả của mặt hàng mỹ phẩm. Có thể khẳng định rằng, những sản phẩm mỹ phẩm có giá quá rẻ so với giá của nhà sản xuất thường là hàng giả, hàng nhái. Bởi ngay cả khi các cơ sở kinh doanh có giảm giá sâu, có mức chiết khấu tới 50-70% giá bán so với sản phẩm chính hãng, thì đó cũng rất có thể là hàng giả hoặc hàng cận date.
Nếu nghi ngờ sản phẩm đến tay là hàng giả, người tiêu dùng có thể phản ánh với dịch vụ khách hàng của thương hiệu. Căn cứ vào các số liệu ghi trên nhãn, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhà sản xuất có thể xác định đúng sản phẩm là thật hay giả. Bên chăm sóc khách hàng của nhãn hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng gửi cho họ món hàng nhái vừa mua phải để kiểm định sản phẩm, từ đó có cảnh báo cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng cũng có thể tự kiểm chứng món hàng mỹ phẩm muốn sở hữu bằng cách so sánh với thông tin chi tiết của sản phẩm đồng loại trên trang web chính thức của nhà sản xuất.
Nếu mua hàng mỹ phẩm qua các sàn thương mại điện tử mà gặp phải hàng giả, người tiêu dùng có thể khiếu nại với bên dịch vụ khách hàng để đơn vị này rà soát, điều tra về nhà cung cấp dịch vụ, từ đó rất có thể người mua sẽ được hoàn lại tiền.
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể sử dụng phương pháp xác thực sản phẩm chính hãng bằng công nghệ chống hàng giả. Thông thường các giải pháp chống hàng giả bằng công nghệ cao sẽ được in dưới dạng tem chống hàng giả hoặc in trực tiếp lên bao bì sản phẩm.
Các lớp chống giả có thể bao gồm một hoặc nhiều công nghệ như truy xuất nguồn gốc QR Code, công nghệ SMS, công nghệ nước, công nghệ 5S,.. Tất nhiên, người tiêu dùng vẫn là chủ thể trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm nên cần phải tự mình trang bị kiến thức thực tế phân biệt hàng giả, hàng thật.
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, mỹ phẩm giả thường có nguồn gốc từ Trung Quốc, đưa vào Việt Nam dưới “mác” hàng xách tay.
Chiêu trò khuyến mại mỹ phẩm "xách tay" tràn lan trên mạng. Ảnh chụp màn hình.
Mỹ phẩm giả thường có mũi thơm hơn hàng thật, chi tiết nhãn mác không nhất quán, hình dáng và chất liệu sản phẩm kém chất lượng, hiệu quả kém khi sử dụng.
Ngay cả khi mua trực tiếp sản phẩm tại cửa hàng, đại lý, người tiêu dùng cũng cần thận trọng vì người bán hàng có thể trà trộn hàng thật, hàng giả do lợi nhuận thu được từ việc bán hàng giả rất lớn. Do đó, dù có phải trải qua những đợt nộp phạt vi phạm hành chính do bị phát hiệu kinh doanh hàng giả, người bán vẫn có thể tiếp tục tái diễn hành vi mua bán sản phẩm giả.
Người tiêu dùng không nên ham rẻ, sính ngoại giá rẻ và tin vào “hiệu quả tức thì” của sản phẩm để mua về sử dụng mỹ phẩm giả. Hậu quả của việc làm này, có thể là một hành trình “chữa bệnh” tốn kém tại các Bệnh viện chuyên khoa.
Kỳ 3: Cách lựa chọn mỹ phẩm thế nào cho an toàn
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết