Kỳ 2: Phòng chống thực phẩm chức năng giả, nhái


(CHG) Thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nó chỉ là sản phẩm hỗ trợ, bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể cải thiện chức năng nào đó đã hoặc đang suy yếu, hoặc có thể hiểu đơn giản là hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật bên ngoài.

 

Giải quyết những mối lo về sử dụng thực phẩm chức năng 

Trả lời phỏng vấn báo Người lao động (bài Rước họa vì lạm dụng thực phẩm chức năng, số ra ngày 12/3/2022) TS-BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TP. HCM kiêm Giám đốc chuyên môn Bệnh viện đột quỵ SIS Cần Thơ, cho biết, đơn vị này vừa điều trị thành công một bệnh nhân nữ (50 tuổi) bị tắc mạch máu não do uống quá nhiều TPCN.

Bệnh nhân này đến kiểm tra sức khỏe do có những triệu chứng như đau cổ gáy, nhức đầu, chóng mặt... Sau khi thăm khám, kiểm tra, ghi nhận bệnh nhân bị hẹp mạch máu não nặng. Trước đó, trong lịch sử kiểm tra sức khỏe, bệnh nhân có thần kinh ổn định, không bị tổn thương mạch máu não, không có bệnh sử về cao huyết áp, tiểu đường, không uống rượu bia, thuốc lá... Tuy nhiên, gần đây, bệnh nhân sử dụng nhiều loại TPCN giúp làm đẹp da, tóc, khỏe cơ xương khớp, hỗ trợ giảm cân. Sau khi điều trị ổn định, ra viện, bệnh nhân đã ngừng sử dụng tất cả các loại thực phẩm chức năng trên.

Cũng theo bài báo trên, DS.Lê Phước Thành Nhân, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, TPCN khi sử dụng phải có tư vấn của bác sỹ, không nên tự ý sử dụng theo thói quen hoặc lời tư vấn, quảng cáo “quá mức” của người bán hàng. Nếu sử dụng TPCN tùy tiện sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc do thừa chất, thậm chí có những biến chứng nguy hại.

Ví dụ như nếu thừa vitamin D dẫn đến bệnh sỏi thận; thừa vitamin C sẽ gây tiêu chảy, nổi mụn, đau đầu, buồn nôn và phá hủy chức năng của thận, gây sỏi thận; thừa acid folic có thể gây ung thư, đau bao tử, khó ngủ, tim đập nhanh, co giật... Nếu sử dụng thực phẩm chức năng giả thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như tiêu chảy, ngộ độc, nôn mửa, nổi mẩn đỏ, da phồng rộp, trụy tim mạch, huyết áp giảm, khó thở... Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh lý về gan, thận, mật...

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc lạm dụng thực phẩm chức năng đẩy mạnh nhu cầu sử dụng trên thị trường đã tạo áp lực thúc đẩy người tiêu dùng tiếp tục sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau với mục đích bồi dưỡng cơ thể. 

Tuy nhiên, thói quen mới này đã làm thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm tự nhiên của người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng sống trong môi trường đô thị. Sự ngộ nhận này sẽ càng trở nên nguy hại nếu người tiêu dùng đặt niềm tin quá mức vào quảng cáo, cho rằng nó có thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Chưa kể, số tiền bỏ ra trong cả một quá trình sử dụng thực phẩm chức năng là không hề nhỏ so với mặt bằng thu nhập bình quân nói chung. 

Nhu cầu thị trường cao, người tiêu dùng “dễ tính”, nguồn thu nhập “khủng” là những lý do chính khiến các đối tượng làm giả, làm nhái sản phẩm thực phẩm chức năng sẵn sàng “vượt rào pháp luật” để sản xuất hàng giả.

Theo ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cụ trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, có 5 nguyên nhân của hành vi làm giả thuốc và thực phẩm chức năng.

Thứ nhất, lợi nhuận của sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm chức năng giả là rất lớn. 

Thứ hai, ý thức của người tiêu dùng chưa cao, vẫn tự ý mua thuốc không qua kê đơn tại các hiệu thuốc hoặc các chợ mạng.

Thứ ba, thương mại điện tử phát triển vượt bậc dẫn đến các đối tượng lợi dụng để bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ tư, việc giám định thuốc và thực phẩm chức năng đòi hỏi kinh phí lớn và cần thời gian dài để thẩm tra, xác minh.

Thứ năm, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, hiệp hội có liên quan chưa cao, chưa đồng bộ, xuyên suốt.

Thứ sáu, lực lượng quản lý thị trường còn cần được đào tạo chuyên sâu về kiến thức liên quan đến thuốc và thực phẩm chức năng cũng như thông tin kịp thời về thuốc, thực phẩm chức năng giả hoặc xâm phạm quyền.

Ảnh minh hoạ về thực phẩm chức năng

Bảo vệ người tiêu dùng bằng cách nào?

Câu hỏi đặt ra, làm thế nào để người tiêu dùng mua được thuốc và TPCN  bảo đảm với giá cả phải chăng là vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và cho chính các nhà sản xuất, kinh doanh. 

Trong Hội thảo “Thuốc và thực phẩm chức năng giả: Hiện trạng và giải pháp", tổ chức ngày 23/8/2022, tại Hà Nội, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng, kiến nghị.

Thứ nhất, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt là công tác hậu kiểm, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm. Cụ thể, tăng cường kiểm tra chống hàng giả, gian lận thương mại đối với thực phẩm chức năng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính. Phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm trong quảng cáo TPCN, đặc biệt cần tăng cường sự hướng dẫn sử dụng của cơ quan chuyên môn.

Thứ hai, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vì sự phát triển bền vững của chính mình, cần bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó là quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản; quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ; quyền được lựa chọn; quyền được góp ý về giá cả, chất lượng hàng hóa; quyền được bồi thường thiệt hại; quyền được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng.

Thứ ba, người tiêu dùng chỉ nên mua TPCN có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để tránh mua phải hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng; cần có tư vấn khi sử dụng. Thông tin cho cơ quan Nhà nước có liên quan khi phát hiện TPCN lưu thông trên thị trường không bảo đảm an toàn, có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, để thực hiện hết các nội dung này, công việc không hề nhỏ. 

Để bảo vệ mình, người tiêu dùng vẫn cần phải chủ động trong vấn đề lựa chọn và sử dụng thực phẩm chức năng, tự trang bị kiến thức về việc phân biệt hàng thật, hàng giả. Hơn hết, người tiêu dùng nên trang bị nhiều kiến thức về việc sử dụng thực phẩm tự nhiên để chế biến món ăn hàng ngày, thay vì phụ thuộc vào một loại TPCN. 

Theo quy luật của tự nhiên, xã hội ngày càng phát triển, tuổi thọ cao, năng lực cung cấp dịch vụ y tế càng ngày càng tốt hơn. Nhu cầu bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, cải thiện chất lượng cuộc sống tăng theo tỉ lệ thuận với sự phát triển kinh tế. Chính vì vậy, càng cần phải có hiểu biết đúng đắn về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe để có một cuộc sống chất lượng cả về vật chất và tinh thần. 

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3