Kỳ 2: Phòng ngừa và xử lý rượu bia không đảm bảo chất lượng


(CHG) Vừa qua, các lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lí các vụ việc vi phạm về sản xuất rượu không đảm bảo chất lượng. Để tăng cường công tác quản lý về lĩnh vực này, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 3/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ, về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Ảnh minh họa

Chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia

Thực hiện Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 3/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia, các lực lượng chức năng đã ra quân phát hiện, xử lý các cơ sở kinh doanh, sản xuất rượu bia không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Chiều 13/9, Đội Quản lý thị trường số 11 Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội phối hợp với PC05 Công an TP. Hà Nội, Công an quận Hà Đông, Chi cục Kiểm lâm kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh rượu ngâm tại phòng 0916 và phòng 2602 toà nhà The pride CT1, khu đô thị mới An Hưng, La Khê, quận Hà Đông. 

Chủ căn hộ số 0916 là Vũ Quang Hiến, còn chủ căn hộ số 2602 là Đào Quang Mạnh. Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện tại phòng số 0916 có 66 bình rượu ngâm, trong đó 58 bình rượu ngâm động vật và 8 bình rượu ngâm thực vật với tổng 569 lít rượu. Tại phòng số 2602 có 65 bình rượu ngâm động vật các loại với tổng 347,8 lít rượu.

Vào thời điểm kiểm tra, chủ của số rượu này không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Hiện số lượng rượu này vẫn đang được Đội Quản lý thị trường số 11 tiếp tục xác minh làm rõ.

Trước đó, ngày 15/8, Đội Quản lý thị trường số 1 Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra việc kinh doanh rượu tại cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng thuộc Công ty TNHH Hằng Nhiệm (số 3, tổ 4 nhà nổi Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) và hộ kinh doanh Rừng vàng Thủ đô (số 70, ngõ Ga Hà Đông, tổ dân phố 10, Phù La, Hà Đông, Hà Nội).

Thời điểm kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 1 xác định có 5 hành vi vi phạm, gồm: Cở sở bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế theo quy định; sử dụng người trực tiếp sản xuất thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; không thông báo website thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định; cung cấp không đầy đủ thông tin về hàng hóa trên website thương mại điện tử bán hàng; kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ với số lượng 645 lít.

Theo Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 3/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan, thực hiện:

1. Chỉ đạo thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sỹ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm các quy định về cấm uống rượu, bia; gương mẫu thực hiện nghiêm quy định đã uống rượu, bia không lái xe, có biện pháp xử lý nghiêm đối với cá nhân, tập thể vi phạm.

2. Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất ma túy.

3. Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ, Sở Y tế  và cơ quan chức năng của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường xử lý các hành vi vi phạm quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.

4. Cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền về Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông nói chung, tai nạn giao thông do vi phạm về nồng độ cồn nói riêng để nâng cao nhận thức của người dân, nghiêm túc thực hiện “Đã uống rượu, bia – không lái xe”. Đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội, hạ tầng số và vào các khung giờ vàng trên sóng truyền hình.

5. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tiếp tục theo dõi, kiểm tra các cơ quan thành viên, Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP; định kỳ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Những bình rượu được ngâm không đảm bảo chất lượng.

Các sản phẩm rượu phải được công bố hợp quy 

Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Nghị định 105/2017/ NĐ-CP của Chính phủ quy định những sản phẩm rượu dù là trong nước hay nhập khẩu đều phải thực hiện bản công bố chất lượng rượu. Doanh nghiệp hay cơ sở nào không chấp hành theo quy định của nhà nước sẽ bị xử phạt trước pháp luật.

Theo đó, trước khi lưu thông trên thị trường rượu phải được công bố hợp quy theo QCVN 6-3:2010/BYT. Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và yêu cầu quản lý đối với cồn thực phẩm được sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn và sản phẩm đồ uống có cồn, rượu.

Quy chuẩn quy định hàm lượng methanol trong rượu vang đỏ (red wine) là 400 mg/l; rượu vang trắng( white wine) và hồng (rose wine) là 250mg/l; rượu mạnh hàm lượng methanol không lớn hơn 200 mg/l cồn 100 độ; rượu Vodka hàm lượng methanol không lớn hơn 100 mg/l cồn 100 độ. Hàm lượng lưu huỳnh dioxid (SO2) không lớn hơn từ 150 đến 250 mg/l tùy từng loại vang. Bộ Y tế cũng quy định hàm lượng chì không vượt quá 0,2 mg/l, thiếc không vượt quá 150 mg/l.

Việc ghi nhãn sản phẩm rượu phải theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành theo quy định.

Mặt khác, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất đồ uống có cồn phải công bố hợp quy phù hợp các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn, đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ Y tế và bảo đảm chất lượng an toàn theo đúng nội dung đã công bố.

Các hành vi như: bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động, quảng cáo, khuyến mại rượu…đều là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, cần nghiêm túc chấn chỉnh và xử lý.

Rượu là loại đồ uống có tác dụng gây nghiện, làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Theo các chuyên gia, uống rượu nặng lâu ngày sẽ dẫn đến các chứng bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan, xuất huyết tiêu hóa ví dụ như viêm dạ dày, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản,…

Thời gian qua, báo chí liên tục ghi nhận các trường hợp ngộ độc rượu. Đặc biệt nghiêm trọng phải kể đến vụ việc 8 sinh viên uống rượu không rõ nguồn gốc, trong đó có 2 trường hợp tử vong và 6 trường hợp nguy kịch diễn ra ngày 5/8/2022. Ghi nhận các trường hợp này đều uống rượu không rõ nguồn gốc dẫn đến tình trạng ngộ độc Methanol.

Trước những hiện tượng nêu trên, cơ quan quản lý nhà nước cần thắt chặt trong công tác quản lý chất lượng rượu để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời là người tiêu dùng mỗi chúng ta hãy lựa chọ sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để bảo bảo sức khỏe của chính mình và những người xung quanh. Cần kiểm soát khi sử dụng rượu và lựa chọn các sản phẩm đã được hợp quy, công bố chất lượng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Điều 20 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ

1. Rượu, bia giả, không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tham gia với cơ quan chức năng có thẩm quyền trong phòng, chống rượu, bia giả, không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ

3. Bộ Công Thương, Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc bố sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm.

Kỳ 3: Sử dụng tem điện tử chống rượu, bia nhập lậu 

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng chỉ đạo “Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra xuất hóa đơn điện tử cây xăng dầu”

(CHG) Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu, yêu cầu xem xét xử lý các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 60 triệu đồng kinh doanh buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu với số tiền là 60 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ lô hàng vi phạm.

Xem chi tiết
Cà Mau: Kiểm tra cơ sở kinh doanh sản phẩm thuốc thú y thủy sản

(CHG) Nhằm kiểm tra, kiểm soát về tình hình sản xuất, cung ứng, bình ổn thị trường đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau thực hiện kiểm tra chuyên ngành, lĩnh vực vật tư nông nghiệp.

Xem chi tiết
Bạc Liêu: Kiểm tra Cơ sở Nha khoa không đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu thực hiện kiểm tra Cơ sở Nha khoa không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.

Xem chi tiết
Ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thực hiện thí điểm tổ chức giao thông một chiều quanh chợ Hàn

​Sáng 25-3, UBND phường Hải Châu I (quận Hải Châu) tổ chức ra quân tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại khu vực chợ Hàn và các khu vực xung quanh trên địa bàn phường Hải Châu I.

Xem chi tiết
2
2
2
3