Kỳ 4: Trả tiền thật để lấy phần thưởng giả


(CHG) Đánh vào lòng tham của người dân, nhất là tâm lý “tự dưng trúng thưởng”, kẻ lừa đảo sẽ gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng có giá trị lớn. Sau đó, chúng yêu cầu bị hại nạp tiền bằng thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng, bản chất là trả tiền thật lấy phần thưởng giả.

 

 

Một chiêu thức lừa đảo trúng thưởng giả trên sàn thương mại điện tử 

Lừa đảo bằng “bẫy”… trúng thưởng

Các trò lừa đảo bằng “mồi nhử” trúng thưởng qua điện thoại và mạng xã hội facebook liên tục xảy ra trong nhiều năm gần đây. Dù cơ quan chức năng đã đưa ra cảnh báo về chiêu trò lừa đảo này, nhưng vẫn có nhiều người dính "bẫy". Có thể thống kê ra 3 chiêu trò phổ biến mà các đối tượng lừa đảo thường sử dụng.

Trước hết là thủ đoạn gọi điện thoại thông báo trúng thưởng rồi, lừa chuyển tiền “cọc hàng” là chiêu trò phổ biến nhất mà các đối tượng lừa đảo hay sử dụng. 

Đầu tiên, kẻ lừa đảo sẽ gọi điện thoại cho người dân để thông báo người này vừa trúng thưởng một phần quà nào đó có giá trị cao. 

Để tạo lòng tin, các đối tượng này sẽ giả mạo là nhân viên của các công ty, siêu thị uy tín như Điện máy xanh, Thế giới di dộng… hoặc các chương trình đã được Bộ Công thương cấp phép. 

Để nhận thưởng, người dân sẽ được yêu cầu phải đóng vài triệu, thậm chí vài chục triệu tiền cọc với lời hứa khi trả thưởng sẽ được nhận số tiền cọc.

Khi gặp trường hợp này, đa phần người dân đều không tìm hiểu kỹ, kiểm chứng thông tin liên hệ, hoặc có tìm hiểu nhưng thông tin tra được cũng không rõ ràng. 

Tuy nhiên, bị hấp dẫn bởi số tiền thưởng lớn nên nhiều người đã lập tức… “mắc bẫy”, nhanh chóng chuyển tiền. Ngay khi chuyển tiền thành công, các đối tượng lừa đảo sẽ chặn số điện thoại trước đó đã liên lạc. Người dân có muốn tìm kẻ lừa đảo thì cũng đã muộn. Tất nhiên, khi gọi đến các số điện thoại “chính hãng” mà kẻ lừa đảo vừa tự xưng, người dân đều nhận được câu trả lời là không biết, không có chương trình trúng thưởng, hoặc chương trình trúng thưởng đã hết.

Trò lừa đảo thứ 2 là mời chào mua hàng để nhận mã trúng thưởng. Trước hết các đối tượng lừa đảo sẽ gọi điện cho người dân để thông báo trúng thưởng. Nhưng để được nhận phần thưởng này, người dân phải mua sản phẩm của một nhà cung cấp cụ thể mà bên kia chỉ định, mua càng nhiều hàng thì số tiền trúng thưởng càng lớn.

Với tình huống này, người tiêu dùng không thường xuyên tìm hiểu, xác minh kỹ thông tin mà tiếp tục đặt mua hết sản phẩm này đến các sản phẩm khác với giá trị từ vài triệu đến hơn chục triệu, với mong muốn trúng được nhiều phần thưởng có giá trị cao hơn. 

Tuy nhiên, dù mua hàng nhiều đến đâu thì người dùng cũng sẽ không nhận được thưởng. Bên kia sẽ liên tục ra thông báo bạn sắp đủ điều kiện nhận thưởng để mồi bạn mua nhiều hàng hơn. Đến khi bạn nhận ra mình bị lừa và đòi trả hàng, lập tức đối tượng sẽ chặn điện thoại liên hệ.

Trò thứ ba là nhắn tin trúng thưởng qua facebook. Với chiêu thức này, bạn sẽ nhận được tin nhắn từ một tài khoản lạ với nội dung: xin chúc mừng tài khoản messenger… vừa nhận được giải thưởng là 1 xe máy SH, 100-200 triệu đồng tiền mặt và nhiều phần quà giá trị khác.

Để tạo niềm tin cho người nhận, trong tin nhắn, các đối tượng lừa đảo không quên nhắn thêm nội dung cảnh báo, nói đây là tin nhắn chính xác được xác nhận từ hệ thống, đồng thời đề nghị bạn không cung cấp mã trúng thưởng cho bất kỳ ai. 

Nếu làm theo hướng dẫn của hệ thống, bạn sẽ phải truy cập đường link theo tin nhắn, cung cấp thông tin cho hệ thống và chuyển một số tiền nhất định, coi như tiền thuế để hoàn tất thủ tục nhận thưởng. 

Ngay sau khi chuyển tiền xong, bạn sẽ không thể nào liên hệ được với số liên hệ của bên kia, đồng thời tài khoản báo trúng thưởng cũng sẽ chặn luôn facebook của bạn.

 

Nhắn tin trúng tthưởng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cần cẩn trọng để không bị lừa

Với sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, nhất là việc mua hàng bằng nhiều hình thức đã ít nhiều khiến cho thông tin cá nhân của người tiêu dùng bị lộ. 

Để tránh sa bẫy của những đối tượng lừa đảo, người dân cần chú ý những vấn đề sau: Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ.

Mặt khác, khi nhận được cuộc gọi từ người lạ, yêu cầu họ cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại (nếu bên tặng thưởng là cá nhân). Tên Công ty, địa chỉ cụ thể, số điện thoại, mã số thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu bên tặng thưởng là doanh nghiệp) để tìm hiểu, tra cứu xác minh đối tượng từ nhiều nguồn khác nhau.

Đồng thời liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền như Sở Công thương hoặc Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương để giải đáp và hỗ trợ kịp thời về chương trình khuyến mãi, trao thưởng mà bên kia cung cấp. Bởi các chương trình khuyến mại, trao thưởng lớn đều phải được đăng ký và cấp phép của những cơ quan này.

Nếu không đăng ký tham gia các chương trình quay thưởng/bốc thăm trúng thưởng mà lại nhận được thông tin báo trúng thưởng, thì khả năng cao là lừa đảo bởi không có việc doanh nghiệp tự lựa chọn khách hàng, rồi quay thưởng và trao thưởng khi không có thông báo trước cho bạn.

Nếu nghi ngờ lừa đảo, bạn cần khai thác thông tin đối tượng bằng cách yêu cầu đối tượng cung cấp thêm thông tin, sau đó trình báo cơ quan Công an.

Do không biết chính xác bên lừa đảo là ai, địa chỉ ở đâu nên phát hiện mình bị lừa đảo, người dân không thể tự lấy lại tiền bị lừa. Nếu không may trở thành nạn nân, việc người dân cần làm là thu thập thông tin đã trao đổi với đối tượng lừa đảo như tin nhắn điện thoại, ghi âm cuộc gọi, thông tin số điện thoại, tài khoản facebook, sao kê thông tin chuyển khoản ngân hàng… Đây là những bằng chứng cung cấp cho các cấp công an xã, phường nơi mình đang cư trú để trình báo về tội phạm lừa đảo. 

Ngoài ra, người dân cũng có thể tố giác lừa đảo thông qua đường dây nóng hoặc các trang thông tin do bên công an cung cấp như: 

  • Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Cục Cảnh sát hình sự: 069.219.4053.
  • Công an thành phố Hà Nội: https://www.facebook.com/ConganThuDo
  • Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn
  • Công an thành phố Hồ Chí Minh: 0838640508

Các đối tượng lừa đảo còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thị bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ 07 năm đến 15 năm:

a, Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b, Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a, Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

b, Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3