(CHG) Hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan trong điều trị viêm họng có thể làm gia tăng tình trạng kháng thuốc ở bệnh nhân.
Hiện nay, người dân có thói quen cứ bị đau họng là tùy tiện mua kháng sinh về uống. Điều này sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Việc hiểu sai về sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng cấp là một trong các nguyên nhân gây lạm dụng kháng sinh nhiều nhất tại Việt Nam.
Bệnh viêm họng do nhiễm trùng đường hô hấp trên có triệu chứng phổ biến là đau họng. Mỗi người trung bình mắc bệnh này từ hai đến bốn lần một năm. Trung bình cứ 10 ca viêm họng do virus thì có tới 8 ca không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Một số trường hợp còn lại do nhiễm vi khuẩn và các nguyên nhân khác, được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh.
Người dân nên hạn chế sử dụng kháng sinh trừ khi có chẩn đoán rõ ràng về tình trạng nhiễm khuẩn. Thay vì tự ý dùng kháng sinh, có thể sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm thuộc nhóm thuốc NSAID cùng với đó là bổ sung nước và dinh dưỡng. Đây là nhóm thuốc không Steroid, gồm nhiều hoạt chất khác nhau và không có tác dụng gây nghiện, giảm đau họng, khó nuốt và sưng họng.
Theo WHO, Việt nam là một trong các nước có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ một vẫn hiệu quả, tại Việt Nam đã dùng tới kháng sinh thế hệ ba và bốn.
Hàng năm, trên thế giới có hàng triệu người chết do kháng thuốc, trong đó có 1,4 triệu trẻ em. Nếu tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan không được cải thiện thì tương lai kháng sinh sẽ trở nên vô ích và con người đứng trước những căn bệnh không còn thuốc chữa.
WHO dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu lên đến 100 nghìn tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Hậu quả kinh tế của kháng kháng sinh được cho là nặng nề tương đương với khủng hoảng tài chính.
Bác sỹ khuyến cáo, người dân chỉ nên mua và sử dụng kháng sinh theo đơn. Dùng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian, không bỏ dở giữa chừng khi thấy sức khỏe đã khá hơn. Không sử dụng kháng sinh thừa của lần điều trị trước hoặc thuốc theo đơn của người khác.
(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết