Lạng Sơn xử lý 160 vụ vi phạm an toàn thực phẩm, thu phạt hành chính 500 triệu đồng


(CHG) Thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra, xử lý 160 vụ thu phạt vi phạm hành chính hơn 500 triệu đồng với trên 10.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa thực phẩm vi phạm điều kiện đảm bảo an toàn.

Buộc tiêu hủy trên 10.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa thực phẩm
Cụ thể, thực hiện Kế hoạch số 396/KH-QLTTLS ngày 13/4/2023 triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023, các Đội Quản lý thị trường đã tham mưu cho UBND các huyện, thành phố thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành do cơ quan Quản lý thị trường chủ trì thực hiện kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa liên quan đến thực phẩm, chú trọng về lĩnh vực, nhóm hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương, các mặt hàng đã và đang được người tiêu dùng địa phương và du khách quan tâm, tiêu dùng như bánh phở, rượu thủ công, chân gà qua sơ chế,...
Kết quả, từ 15/4 - 15/5/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra, xử lý 160 vụ, số tiền phạt vi phạm hành chính 504.350.000 đồng; hàng hóa bị tịch thu hoặc buộc tiêu hủy do không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trị giá 160.145.000 đồng; tịch thu hoặc buộc tiêu hủy trên 10.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa thực phẩm các loại (7.865 túi chân gà chế biến sẵn, 35 lít rượu không nhãn hàng hóa , 1.150 gói mỳ ăn liền nhập lậu, 800kg xúc xích không đảm bảo an toàn thực phẩm...), một số hành vi vi phạm hành chính chủ yếu, gồm: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu (thực phẩm bao gói sẵn, gia vị đóng lọ nhập lậu từ Trung Quốc,..); kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn hàng hóa (rượu, xúc xích…); sản xuất thực phẩm tại nơi không đảm bảo an toàn thực phẩm…
Bên cạnh kiểm tra, xử lý, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cụ thể: Tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, viết tin bài: 52 lượt đăng tin bài; phát tờ rơi khuyến cáo, vận động ký cam kết với các cơ sở kinh doanh: 285 lượt; tuyên truyền trực tiếp thông qua quản lý địa bàn, giải thích, hướng dẫn trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát: 154 lượt; phối hợp tuyên truyền qua loa lưu động. Duy trì hoạt động số điện thoại đường dây nóng trên tất cả các cửa hàng, trung tâm thương mại, khu du lịch trên địa bàn quản lý.
Một số vụ việc điển hình
Trong quá trình thực hiện, Cục Quản lý thị trường đã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Theo đó, đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, xác định đối tượng kiểm tra đảm bảo thuộc lĩnh vực, nhóm mặt hàng do ngành Công Thương quản lý, một số vụ việc điển hình đó là:
Ngày 28/4, Đội Quản lý thị trường số 3 (phụ trách địa bàn liên huyện Lộc Bình – huyện Đình Lập) kiểm tra, phát hiện 230,4kg chân gà tẩm ướp gia vị ăn liền sản xuất ngoài Việt Nam, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, giá trị 28.800.000 đồng. Đội Quản lý thị trường số 3 đã xử phạt chủ hàng là bà Đặng Thị Thanh Nga (khu Chộc Vằng, thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) với số tiền 16.000.000 đồng và buộc tiêu hủy số tăng vật nêu trên theo quy định.

 

 Đội Quản lý thị trường số 3 họp Đoàn liên ngành trước khi triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Ngày 18/5, Đội Quản lý thị trường số 3 (phụ trách địa bàn liên huyện Lộc Bình – huyện Đình Lập) tiến hành kiểm tra, xử lý ông Nguyễn Văn Huấn chủ cơ sở sản xuất bánh phở (địa chỉ số 169, khu Cầu Lấm, thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) về hành vi khu vực trần nhà, tường nhà nơi sản xuất bánh phở ẩm mốc, với số tiền xử phạt là: 12.000.000 đồng, hướng dẫn chủ cơ sở khắc phục điều kiện sản xuất kinh doanh đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Ngày 19/4, Ðội Quản lý thị trường số 4 (phụ trách địa bàn liên huyện Chi Lăng – huyện Hữu Lũng) phát hiện 550kg xúc xích đóng túi loại 2,5kg/túi sản xuất ngoài Việt Nam nhập lậu cùng một số loại hàng hóa khác. Đội Quản lý thị trường số 4 đã trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Hà Quang V. (số 210, đường Bà Triệu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) về hành vi vi phạm hành chính nêu trên với số tiền là 35.000.000 đồng, tịch thu hàng hóa vi phạm trị giá: 11.100.000 đồng và buộc ông Hà Quang V. tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá 46.750.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng các biện pháp tích cực hơn nữa để có hiệu quả lan tỏa sâu, rộng nhằm nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, nâng cao kỹ năng lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng. Thường xuyên làm tốt công tác quản lý địa bàn; kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền, phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định, chú trọng nắm tình hình để kịp thời kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm./.

Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Trung ương chọn chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 là: “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.
Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Cùng với đó nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3