Lừa đảo giả danh các công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin


Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), giả danh các công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin là một trong số 24 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến trên không gian mạng Việt Nam.

Dấu hiệu nhận biết lừa đảo giả danh các công ty tài chính, ngân hàng

Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng là đánh vào tâm lý của những người đang cần tiền kinh doanh, tiêu xài, muốn được vay với số tiền lớn nhưng lại gặp khó do dính nợ xấu hoặc không đủ điều kiện vay vốn tại các tổ chức tài chính. 

Người dân cần cảnh giác lừa đảo giả danh các công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin
Người dân cần cảnh giác lừa đảo giả danh các công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin.

Từ đó, các đối tượng lừa đảo mạo danh một số ngân hàng và các công ty tài chính có thật tại Việt Nam, tạo lập website, ứng dụng, chạy quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội để chào mời cho vay tín chấp với lãi suất đặc biệt thấp.

Các đối tượng lừa đảo tạo lập hàng nghìn tài khoản facebook với các nguồn thông tin giả, tham gia vào các hội nhóm, diễn đàn, đăng bài quảng cáo cho vay tín chấp với lãi suất thấp (chỉ 1%/ tháng), thủ tục vay đơn giản, không cần gặp trực tiếp; nợ xấu vẫn vay được; không thế chấp, không thẩm định, chỉ cần Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và có tài khoản ngân hàng/thẻ ATM là có thể vay được tiền...

Khi có người vay tiếp cận, các đối tượng sẽ dẫn dụ, yêu cầu người vay cung cấp thông tin cá nhân, như: họ tên, số điện thoại, ảnh chụp CMND/CCCD, ảnh chụp chân dung… phục vụ làm hồ sơ vay.

Sau khi dụ người vay chuyển tiền phục vụ hỗ trợ xác minh, duyệt khoản vay, các đối tượng tiếp tục viện dẫn hàng loạt các lý do khoản vay không được giải ngân xuất phát từ lỗi khai hồ sơ của người vay (như khai sai tên người hưởng thụ, đổi cách viết tên người hưởng thụ từ chữ in thường sang in hoa, không đủ điều kiện vay, thừa hoặc sai một số trên số căn cước công dân…). 

Chúng yêu cầu người vay phải nộp thêm các khoản tiền để bảo đảm khoản vay hoặc khắc phục lỗi hệ thống; hứa hẹn sẽ hoàn trả lại số tiền đã gửi cho khách hàng sau khi khoản vay được giải ngân.

Tuy nhiên, khi người vay chuyển tiền vào số tài khoản của các đối tượng cung cấp, các đối tượng sẽ lập tức chiếm đoạt và ngắt liên lạc.

Với thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên, bị hại không những bị mất tiền mà còn bị mất toàn bộ thông tin danh tính cá nhân, tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục bị lợi dụng để phục vụ cho các hoạt động vi phạm pháp luật khác, ví dụ như: đăng kí SIM không chính chủ, đăng ký mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử phục vụ các hoạt động lừa đảo, rửa tiền, cá độ trực tuyến…

Biện pháp phòng tránh 

Trước thủ đoạn lừa đảo tinh vi, có nhiều diễn biến phức tạp trên không gian mạng, người dân cần: Chủ động nâng cao ý thức cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi có nhu cầu vay tiền, cần liên hệ trực tiếp với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn.

Cảnh giác, tìm hiểu kỹ, xác thực chính xác công ty tài chính, tư vấn viên trước khi tiến hành các thủ tục vay tiền bằng cách: kiểm tra mã số thuế, địa chỉ, người đại diện công ty, gọi điện thoại đến các số đường dây nóng, chăm sóc khách hàng của các công ty, kiểm tra kỹ các đường link trang web trước khi truy cập. 

Người dân cũng nên tư vấn thêm ý kiến của người thân có nhiều kinh nghiệm trước khi làm các thủ tục vay.

Không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ, hình ảnh nhận diện khuôn mặt…) khi chưa xác định chính xác website, ứng dụng và danh tính tư vấn viên.

Tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP được gửi vào hòm thư, điện thoại di động cho các đối tượng. Không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân mà các đối tượng lạ cung cấp, dụ dỗ.

Nhanh chóng trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất khi phát hiện thủ đoạn mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc bị mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể phản ánh tới các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc Tổng đài hỗ trợ, tư vấn người tiêu dùng 1800.6838 của Bộ Công Thương.

Nguồn: Tạp chí công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh kiểm tra, xử lý mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc

Sở Y tế Hà Nội tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên mạng xã hội. Động thái này nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và làm trong sạch thị trường mỹ phẩm.

Xem chi tiết
Bình Dương: Xử phạt hơn 100 triệu đồng trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm.

(CHG) Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 1 đã kiểm tra, xử lý vi phạm, phạt tiền và buộc tiêu hủy thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Phát hiện vụ kinh doanh sách giáo khoa giả lớn nhất từ trước đến nay

(CHG) Ngày 16/7/2024, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế - Môi trường Công an tỉnh, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Cần Thơ, và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra địa điểm tập kết, lưu trữ, và kinh doanh sách giáo khoa tại đường số 1, khu dân cư Tây Đô EcoPark, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra, thu giữ trên 2,5 tấn hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An thực hiện kiểm tra, phát hiện, tạm giữ số lượng lớn hàng hóa, sản phẩm mỹ phẩm, nghi không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu kinh doanh trên nền tảng facebook, tiktok.

Xem chi tiết
Cần Thơ: Kiểm tra xử lý 14 vụ kinh doanh mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ, xử phạt hơn 160 triệu đồng

(CHG) Thực hiện Công văn số 2909/TCQLTT-CNV ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Tổng Cục Quản lý thị trường về việc tăng cường kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu mặt hàng vàng. Cục Quản lý thị trường Cần Thơ tổ chức thực hiện kiểm tra 23 vụ, xử lý 14 vụ, xử phạt số tiền 166 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3