Lưu ý "vàng" khi chọn mua trái cây ngày Tết


(CHG) Trước tình trạng trái cây nhập khẩu nhập nhèm về nguồn gốc, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ... người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý khi chọn mua trái cây trong những ngày Tết Nguyên đán.
 
Hình ảnh trái cây nhập khẩu tại các siêu thị.
Trái cây nhập khẩu có thương hiệu dán mác giả… 
Thị trường Việt Nam những năm gần đây, xuất hiện nhiều loại hoa quả được cho là nhập khẩu từ Australia, Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ai Cập, Nam Phi, Chile, Ecuador… Nếu như trước kia, hoa quả nhập khẩu chủ yếu được bán tại các siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng nhập khẩu, trung tâm thương mại với mức giá “tiền triệu” thì nay hoa quả “ngoại” được bán trong các quầy hàng ở chợ, qua mạng xã hội với lời quảng cáo là hoa quả xách tay, nhập khẩu chính ngạch kèm cả hình ảnh tem nhãn có dòng chữ HACCP, GolbalGAP…
Với tâm lý “sính ngoại” không ít người chọn các loại hỏa quả “xịn” với hình thức bóng, đẹp... Tuy nhiên, theo ghi nhận trên địa bàn TP. Hà Nội, thời gian gần đây phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa quả nhập khẩu có thủ đoạn “nhập nhèm” nguồn gốc xuất xứ, chất lượng. Nhiều sản phẩm không có nhãn phụ bằng tiếng Việt để lừa dối người tiêu dùng.
Nổi lên trong những ngày vừa qua, trên facebook đã giao bán nho sữa chưa đến 100.000đ/kg, trong khi thực tế nho sữa Nhật, Hàn từng có giá 1,2 - 1,7 triệu đồng/kg.
Tìm hiểu trên các chợ mạng cho thấy, người bán thường lấy lý do đang vào mùa nên nho rẻ hơn trước đây, và mặc dù không nhãn mác, nhưng vẫn khẳng định ngon, ngọt, giòn chỉ có nho sữa Hàn Quốc.
Cũng có người bán hàng trên facebook khẳng định với khách: Đây là nho Đài Loan nên nó rẻ hơn nho sữa Hàn, Nhật Bản.
Theo tìm hiểu, nho sữa hay còn gọi là nho Mẫu đơn, được xem là một trong những loại nho lâu đời nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Nho sữa có giá “đắt đỏ”, bởi ở Nhật Bản được trồng theo tiêu chuẩn cao, sạch. Ngoài nho sữa Nhật Bản, vài năm trở lại đây, trên thị trường có xuất hiện nho sữa Hàn Quốc với giá trung bình khoảng 1 triệu đồng/kg.
Vì là loại quả giá cao, cũng không dễ dàng bảo quản lâu dài nên người tiêu dùng nếu muốn mua phải đặt trước.
Ở Hàn Quốc, tất cả các chùm nho trước khi đưa ra thị trường đều phải đạt 100% yêu cầu tiêu chuẩn GAPS của Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc và được kiểm định chặt chẽ bởi Hiệp hội Xuất khẩu nho Hàn Quốc. Các sản phẩm nho sữa Hàn Quốc có chất lượng cao nhất, đều có logo “K-grape” và dòng chữ “Pruduce of Korea” trên  thùng đựng sản phẩm.
Trên thị trường, nho sữa Hàn được bán với giá 800.000 - 900.000đ/kg loại từ 0,5 - 0,8kg/chùm. Còn nho VIP trọng lượng trên 1,2kg/chùm có giá 1,2 triệu đồng/kg.
Trong khi các trang mạng xã hội rao hàng nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều cửa hàng trái cây khẳng định là hàng Trung Quốc. Không chỉ được bán đầy rẫy trên chợ mạng với giá rẻ mà tại các cửa hàng trái cây, nho sữa cũng được nhập về ồ ạt bán với số lượng lớn. Nhiều cửa hàng còn bán giá chỉ 90.000đ/kg.
 Lưu ý lựa chọn những trái cây an toàn để bày bàn thờ trong những ngày Tết.
Cách chọn mua trái cây an toàn
Nói tới trái cây nhập khẩu không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo, các chuyên gia y tế cho biết, các loại trái cây không nguồn gốc bày bán trên thị trường rất phong phú. Nếu căn cứ vào những lời giới thiệu như táo New Zealand, nho Mỹ, xoài Ấn Độ, cam quýt Thái Lan, lê Trung Quốc… người tiêu dùng rất dễ mắc lừa, khi mua để thưởng thức “của lạ” nước ngoài.
Tuy nhiên, những loại trái cây đắt tiền này có đúng như lời giới thiệu hay không? có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không? có 
bảo quản bằng hóa chất gì… thực tế rất khó biết, vì ngay nguồn gốc của chúng cũng rất mập mờ.
Được biết, có rất nhiều hóa chất đang được dùng để bảo quản trái cây, trong đó được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là đất đèn. Ngoài ra còn có nhiều loại hóa chất khác, trong đó loại hóa chất được nói đến nhiều là chất chống nấm dùng trong xây dựng rẻ tiền. Trái cây sau khi được nhúng dung dịch này, các vi sinh vật bám vào sẽ chết ngay nên giữ được vẻ tươi đẹp rất lâu. Có nơi người ta còn dùng cả chất 2,4D là một loại thuốc diệt cỏ để tẩm ướp bảo quản trái cây. Đây là một hóa chất độc, dùng liều lượng cao có tác dụng diệt cỏ, dùng nồng độ thấp có tác dụng kích thích làm cho trái cây tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra, loại hóa chất này còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giúp trái cây tươi lâu, giữ nguyên bề ngoài bóng mượt.
Việc phân biệt trái cây nhập khẩu tự nhiên với những loại được bảo quản bằng hóa chất rất khó. Các biện pháp để phòng như rửa kỹ bằng nước sạch hoặc ngâm nước muối cũng không có tác dụng, vì hóa chất đã ngấm sâu vào ruột trái cây. 
Để lựa chọn được những loại trái cây an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng khi lựa chọn trái cây nhập khẩu nên mua loại trái cây chín tự nhiên và chọn cửa hàng uy tín. Đáng lưu ý, cần phải truy xuất nguồn gốc trái cây nhập khẩu, vì sản phẩm và hoạt động trong chuỗi cung ứng đã trở thành một số yếu tố quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và nông sản. 
Người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng có yêu cầu khắt khe về nguồn gốc sản phẩm. Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi sự di chuyển của sản phẩm (nông sản, thực phẩm) qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối cụ thể. Công cụ truy xuất nguồn gốc hoặc theo dõi sản phẩm phải xác định được bất kỳ giai đoạn cụ thể nào của chuỗi sản xuất (từ sản xuất đến phân phối) từ nơi sản phẩm đến và sản phẩm đi đều phải phù hợp với mục tiêu của hệ thống kiểm tra và chứng nhận.
Thực tế hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông sản là yêu cầu bắt buộc đối với hàng nông sản và thực phẩm xuất khẩu. Người tiêu dùng có thể căn cứ vào các phương tiện truy xuất nguồn gốc như mã chữ số, tem… để lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. 
Các loại tem nhãn 5 chữ số và bắt đầu bằng số 8 là sản phẩm biến đổi gene. Các loại tem nhãn bắt đầu bằng số 9 là loại được trồng theo hình thức hữu cơ, trồng bằng hạt truyền thống nên sẽ có giá thành cao gấp ba lần so với các loại trái cây nhập khẩu cùng loại thông thường khác.
Người tiêu dùng nên tìm hiểu để hiểu rõ đến những tiêu chuẩn đánh giá thực phẩm sạch như VietGap và thực phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP là sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. 
Ngoài ra, thực phẩm có 3 loại giấy tờ chứng nhận sản phẩm nhập khẩu an toàn là CO (Certificate of Origin - cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào đó), CQ (Certificate of Quality - xác nhận hàng hóa có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế) và giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary - thể hiện công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn sâu bệnh, vi sinh vật có hại, cỏ dại nguy hiểm, nguy cơ lây lan, nhiễm bệnh giữa các vùng trong nước và giáp ranh với nước ngoài).
Căn cứ vào các loại chứng nhận đo lường chất lượng nêu trên, người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính của bản thân. Nhất là thời điểm Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu sử dụng trái cây tăng nhanh và việc cần thiết nhất là lựa chọn đúng sản phẩm tốt cho sức khỏe, tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Còn lại: 1000 ký tự
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ số lượng lớn chiếc xe điện hai bánh có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện tạm giữ 54 chiếc xe điện cùng 156 bình ắc quy các loại hiệu Tokyo có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có dấu hợp quy, không có tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Xem chi tiết
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3