“Mạnh tay” hơn với vi phạm sở hữu trí tuệ để bảo vệ thương hiệu Việt


(CHG) Sở hữu trí tuệ còn được gọi tài sản trí tuệ với quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng tạo của bộ óc con người. Vậy mà thứ tài sản cá nhân mang tính độc quyền đó lại đang bị xâm phạm một cách "thô bạo", thậm chí còn làm tổn thất nặng nề đến bản thân người sáng tạo. Sở hữu trí tuệ đang cần được xã hội và pháp luật chung tay bảo vệ

Vi phạm sở hữu trí tuệ như… “chuyện thường ngày” 

Sở hữu trí tuệ hay còn gọi là tài sản trí tuệ là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Đó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ...

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo. Đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm hoặc một tổ chức, cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản phẩm sáng tạo.

Hiện nay, nước ta đã hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, nên càng nhiều doanh nghiệp được thành lập và nhiều sản phẩm mới, mẫu mã mới cũng đang xuất hiện rộng rãi trên thị trường. 

Song song với điều đó là các sản phẩm luôn đứng trước nguy cơ bị các đối thủ cạnh trang lợi dụng sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự, các nhãn hiệu, logo, bao bì bị làm giả, làm nhái.

Theo đó, các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh nghiễm nhiên chiếm được lợi thế từ việc sản xuất các sản phẩm tương tự mà không mất chi phí, thời gian nghiên cứu, chi phí truyền thông, khuyến mãi, quảng cáo...

Thậm chí, có những trường hợp các đối thủ cạnh tranh có quan hệ tốt hơn với nhà phân phối nên được nguồn nguyên liệu rẻ hơn... dẫn đến giá thành sản phẩm thấp hơn giá sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm. Điều này có thể đánh bật doanh nghiệp tạo ra sản phẩm rời khỏi thị trường mà đáng lẽ họ phải được khai thác và nắm giữ thị phần.

Qua thực tế phản ánh, đã có nhiều doanh nghiệp, bên cạnh hàng giả, hàng nhái 100% mẫu mã, kiểu dáng còn có một số biến tướng trên thị trường khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt.

Theo Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam, nạn hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu trí tuệ trên thị trường hiện nay đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của Việt Nam, thậm chí còn tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Nhiều mặt hàng tiêu thụ với số lượng lớn và có giá trị cao, thuế suất cao thường bị làm giả như dược phẩm, vật tư nông nghiệp, đồ gia dụng...

Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được đặt ra rất sớm và ngày càng được quan tâm, nhất là khi pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời. Các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và có các biện pháp bảo vệ. Nhưng thực tế, sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất nhanh và dần trở thành “như cơm bữa”.

Chỉ cần gõ trên youtube, tìm kiếm một bài hát của ca sĩ nổi tiếng, bên cạnh video, bài hát của chính ca sỹ thì có hàng loạt các bản cover khác. Trong số các bản cover đó, có bao nhiêu bản đã được cấp phép? 

Phổ biến hiện nay nhất là vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet thông qua xem các chương trình truyền hình, phim từ các trang web lậu. Ngay khi có bất kỳ chương trình truyền hình ăn khách nào vừa phát sóng, lập tức trên các kênh youtube, facebook.. có các clip ăn theo phát lại, thu hút người xem và ăn tiền quảng cáo.

Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hàng năm, có đến hàng ngàn vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng loạt các sản phẩm có nhãn hiệu “na ná” các nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xử gắn tem mác sản xuất tại Việt Nam... để đánh lừa người tiêu dùng.

Nhiều sản phẩm làm nhái như áo sơ mi Việt Tiến, máy bơm nước Pentax, các loại mỹ phẩm, quần áo thương hiệu nổi tiếng thế giới... được dán 100% tem nhãn hoặc có hình thức mẫu mã gần giống, khiến người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.

Việc làm giả, làm nhái sản phẩm gây nhiều hệ lụy và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc chống hàng giả, hàng nhái hiện nay cực kỳ khó khăn. Các doanh nghiệp cũng đang “vật lộn” để giữ thương hiệu chính thống của mình trên thị trường.

Nhiều thương hiệu quy tín của Việt Nam tổn hại lớn vì sau khi bán hàng sang Trung Quốc đã bị chính đối tác nước này lấy cắp mẫu mã, đem đăng ký sở hữu rồi làm giả sản phẩm để bán với giá cực rẻ.

Điển hình là Công ty Vinamit, đã cẩn trọng đăng ký sở hữu thương hiệu tiếng Việt Vinamit tại Trung Quốc nhưng chưa đăng ký sở hữu thương hiệu bằng tiếng Hoa, liền bị đối tác lấy mất thương hiệu Vinamit bằng tiếng Hoa.

Ngoài ra còn sản phẩm cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam bị làm giả, bán tràn lan ở Trung Quốc với nhiều cửa hàng được trang bị hình ảnh và giới thiệu lịch sử cà phê Buôn Ma Thuột.

Ảnh minh họa

Chống vi phạm sở hữu trí tuệ cần quyết liệt hơn 

Nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019. Một trong các mục tiêu quan trọng của chiến lược này là “Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể”.

Chiến lược Sở hữu trí tuệ đặt ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu, từ các giải pháp về chính sách, pháp luật, về tổ chức bộ máy, về nguồn lực.. cho đến các hoạt động hỗ trợ.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dựng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự.

Trong đó, chủ thể có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan Nhà nước thông qua việc khởi kiện tại tòa án, hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là Thanh tra Khoa học và Công nghệ (nếu là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (nếu là hành vi xâm phạm đối với giống cây trồng) hoặc gửi tới các cơ quan như: Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường (Điều 199-200 Luật Sở hữu trí tuệ) và các Nghị định 106/2006/NĐ-CP, Nghị định 47/2009/NĐ- CP, Nghị định 57/2005/NĐ- CP, Nghị định 172/2007/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2005/NĐ- CP.

Trong những năm qua, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được tăng cường, thể hiện qua các số liệu thống kê những vụ việc được các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Tính từ năm 2018 đến tháng 9/2021, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra được trên 16 nghìn vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với số tiền phạt trên 150 tỷ đồng.

Năm 2021, Cục Sở hữu trí tuệ đã chuyển 234 văn bản ý kiến chuyên môn cho các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp khác nhau. Song song với đó, Cục sở hữu trí tuệ luôn kịp thời hỗ rợ các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ giải thích, hướng dẫn, áp dụng quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ để áp dụng chính xác trên toàn quốc.

Để chống vi phạm sở hữu trí tuệ, trước hết các doanh nghiệp cần hoàn thiện cổng thông tin đăng ký tác quyền; từng bước triển khai việc nghiên cứu và phát triển công nghệ blockchain, tích hợp quản lý tác quyền số, nghiên cứu và phát triển các công nhệ thu phí tác quyền bằng blokchain..

Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh hơn, cụ thể hơn, nhất là vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số và bảo vệ bản quyền bằng giải pháp công nghệ.

Chỉ khi có được sự đồng bộ hệ thống luật pháp, cùng với sự tham gia của các hiệp ước quốc tế, thì vấn đề thực thi, minh bạch, công khai trong việc khai thác bản quyền với sự góp phần của nền móng công nghệ chắc chắn sẽ đạt hiệu quả hơn.

Theo điều 11, nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức phạt cao nhất đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp là 250.000.000 đồng.

Đối với các trường hợp sao chép, mua bán, phân phối các sản phẩm trí tuệ, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt theo các mức khác nhau, được quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan” với mức dao động cho một hành vi vi phạm từ 3.000.000 đến 35.000.000 triệu đồng và có thể lên 250.000.000 triệu đồng đối với các hoạt động có quy mô lớn và tái diễn.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Long An: Tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An phối hợp Công an huyện Đức Hòa thực hiện kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến, tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Phát hiện đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

(CHG) Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Tiêu hủy hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 06 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra, xử phạt hành chính 06 cơ sở kinh doanh dược vi phạm theo quy định của pháp luật, với số tiền 47 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3