(CHG) Tiền điện tử Bitcoin và nhiều loại tiền số khác đồng loạt lao dốc, gây ra nhiều nguy cơ cho sự ổn định tài chính. Nhiều quốc gia cũng đã đưa ra những cảnh báo về sự rủi ro của các loại tiền ảo. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có khuyến cáo không thực hiện giao dịch đối với loại tiền này, nhưng hoạt động đầu tư, mua bán, trao đổi tiền ảo vẫn tràn lan trên mạng xã hội.
Tiền ảo diễn biến khôn lường trên thị trường ảo
Thời gian qua, hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo; huy động vốn qua phát hành tiền ảo, giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa bằng tiền ảo diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, có thể gây rủi ro lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia.
Điển hình là trên nền tảng facebook, zalo, youtube… thường xuyên xuất hiện quảng cáo chào bán ý tưởng kiếm tiền từ forex (ngoại hối). Với những thông tin về mức lợi nhuận cao, loại hình kinh doanh này đã thu hút nhiều người tham gia forex như một trào lưu kinh doanh mới.
Nhiều hội nhóm mua bán, trao đổi Pi (tiền ảo, tiền kỹ thuật số của Pi Network) trên mạng xã hội thi nhau khoe chuyên dùng Pi để trao đổi, mua bán được những thứ rất giá trị. Điều này cũng làm cho cộng đồng đào Pi tại Việt Nam lên cơn sốt…
Tại page Hội mua bán trao đổi Pi Network (291,7k thành viên) hàng ngày vẫn có nhiều tài khoản thông báo thu mua Pi với giá từ 10 nghìn đồng/Pi - 20 nghìn đồng/Pi thậm chí còn hơn hoặc các tài khoản trao đổi với nhau bằng đồ gia dụng như: xoong, nồi, bếp điện,…
Tài khoản Chu Trung D đăng lên Pi Network “Ai bán Pi lấy tiền mua điện thoại thì bỏ đi nhé. Inbox mình, cùng ra cửa điện thoại, mình mua tặng bạn đt, bạn tặng Pi cho mình. Ai thích bất cứ mẫu nào inbox và đưa ra số Pi, hợp lý thì mình chốt nhé. Giao dịch trực tiếp, không cọc cạch gì hết”.
Như tài khoản V.T.H.T thông báo: “Em cần mua ít Pi Network 18-19k/Pi”, thì đã có gần 300 lượt bình luận. Các tài khoản thậm chí còn chào giá rẻ hơn với số lượng Pi lớn. Như tài khoản L.V thông báo có 500 Pi bán với giá 17.000 đồng/Pi, Đ.T có 400 Pi, H.T.Đ cũng giao bán 900 Pi cho nhà đầu tư nếu cần…
Thậm chí tài khoản Nguyễn Tiến D. trao đổi Pi lấy đồ gia dụng. Trong đó, Nồi cơm điện 40Pi, nồi chiên không dầu 7lít 55Pi, nồi 10.5 lít 95Pi, nồi 12 lít có lồng quay và xiên nướng 125Pi; hay máy ép chậm 70Pi, máy làm sữa hạt 65Pi, yến hũ 35% 2Pi/hũ, máy xay sinh tố 50Pi, bếp từ từ đơn 60Pi, Robot hút bụi 320Pi… loại giao dịch này cũng được nhiều thành viên trong cộng đồng tham gia trả giá, còn giao dịch thành công hay không dựa trên sự đồng thuận của các bên tham gia.
Nhiều tài khoản đăng tải những giao dịch thành công đổi Pi lấy Iphone, Ipad, thậm chí là xe SH. Một tài khoản đăng lên nhóm Thế giới Pi Network thông tin: “Pi có ưu điểm là thanh toán nhanh và phí cực thấp. Những điểm này sẽ rất quan trọng trong tương lai của ngành thanh toán tiền điện tử. Mình sẽ không hối hận vì bước đi táo bạo này trao đổi SH 150 i lấy Pi”, kèm theo đó là hình ảnh giao dịch trao đổi thành công.
Những thông tin liên quan đến giao dịch, trao đổi, hàng hóa, vật chất đối với một loại tiền ảo bất kỳ trên thị trường hiện nay là do các cá nhân tự thương thảo, quy đổi. Hay nói cách khác, những người tham gia giao dịch tự tạo ra tỷ giá ảo.
Vì vậy, các giao dịch trao đổi như đồng Pi lấy xe SH, nồi cơm điện… chỉ là giao dịch dân sự do một vài cá nhân giao dịch tạo ra, không được pháp luật, tổ chức nào chấp nhận, có nguy cơ lừa đảo rất lớn. Vì vậy những người tham gia phải thật sự cẩn thận tham gia các giao dịch này.
Ngân hàng siết giao dịch tiền ảo
Tháng 6/2022, giá tiền điện tử Bitcoin và nhiều loại tiền số khác đồng loạt lao dốc, trong đó riêng Bitcoin rơi xuống mức thấp nhất trong 18 tháng qua.
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, diễn biến đồng bộ của tiền ảo và chứng khoán có thể sớm gây ra nhiều nguy cơ cho sự ổn định tài chính. Do đó các chuyên gia kêu gọi xây dựng khung quản lý toàn diện và phối hợp toàn cầu để định hướng các quy định và hoạt động giám sát ở phạm vi từng quốc gia. Đồng thời đó cũng là biện pháp giảm thiều nguy cơ đối với sự ổn định tài chính xuất phát từ hệ sinh thái tiền ảo.
Các nước đã đưa ra những cảnh báo về sự rủi ro các loại tiền ảo và khuyến nghị người dân không tham gia mua bán, bởi các nhà đầu tư sẽ không được Nhà nước bảo vệ trước những rủi ro, tổn thất nếu xảy ra sự cố.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động nghiên cứu về sự phát triển của tiền kỹ thuật số từ lâu. Đồng thời đẩy mạnh các đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý tiền ảo.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, Bitcoin cũng như loại tiền ảo khác không phải là tiền lệ hợp pháp và không phải là phương tiện thanh toán tại Việt Nam. Theo đó việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán sẽ là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cũng đã khẳng định, tiền ảo Bitcoin hay các loại giống như tiền ảo không phải tiền pháp quy, không phải tiền điện tử và càng không phải tiền thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hiện nay.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo kịp thời đối với các ngân hàng thực hiện các giao dịch đảm bảo không xảy ra những rủi ro và lợi dụng tiền ảo tương tự trong các hoạt động giao dịch.
Hiện nay hàng loạt các ngân hàng thương mại gần đây đã gửi thông báo đến khách hàng về việc không thực hiện các giao dịch tiền ảo. Điều này nhằm thực hiện chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo. Trong đó có: Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng Public Bank Việt Nam, ….
Các ngân hàng này đều không chấp nhận tất cả giao dịch liên quan đến tiền ảo; không cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, chuyển tiền quốc tế cho các khách hàng liên quan tới hoạt động kinh doanh tiền ảo, đánh bạc trực tuyến và các hành vi đánh bạc bất hợp pháp khác… Các giao dịch có liên quan đến tiền ảo nếu được phát hiện sẽ bị từ chối thực hiện và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đại diện một số Ngân hàng thương mại cho biết, những giao dịch liên quan đến tiền ảo, Bitcoin… có thể được phát hiện thông qua nghiệp vụ chuyên môn của bộ phận chống rửa tiền, quản lý rủi ro của từng ngân hàng.
Để tránh xảy ra những điều bất ổn đối với thị trường tài chinh, cũng như bảo vệ người dân, các Ngân hàng nói riêng và các cơ quan chức năng cần có những biện pháp “mạnh tay” để chấm dứt tình trạng mua bán tiền ảo online.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết