Người tiêu dùng tăng chi tiêu sau khi tiêm vaccine

Khảo sát được thực hiện đối với 9.370 người tiêu dùng đang sinh sống trên 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó 76% người tiêu dùng đã được tiêm phòng ít nhất 1 mũi vaccine và đang có kế hoạch mua sắm nhiều hơn. Họ cũng cho biết, khi các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng các phương pháp làm việc mới, đời sống của họ cũng được cải thiện, khiến xu hướng tiêu dùng tăng lên. Khảo sát của PwC cũng chỉ ra rằng, 61% người trả lời có cái nhìn lạc quan về tương lai. Động lực chính của thái độ lạc quan này là nhờ vào tình hình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Theo đó, 66% người được tiêm chủng thể hiện thái độ lạc quan. Thái độ này được thể hiện qua phong cách chi tiêu. Người được khảo sát cho biết họ có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho nhều hạng mục hàng hoá trong sáu tháng tới, với 41% người dự đoán gia tăng chi tiêu cho nhu yếu phẩm, 33% cho thời trang và 30% cho sức khỏe và sắc đẹp. Người tiêu dùng tăng chi tiêu sau khi tiêm vaccine Phương pháp làm việc linh hoạt cũng góp phần tạo ra xu hướng lạc quan trong hành vi của người tiêu dùng. Các đáp viên làm việc tại nhà lạc quan hơn 10 điểm phần trăm so với những đáp viên không làm việc tại nhà. Những đáp viên làm việc theo phương pháp kết hợp (hybrid) lạc quan hơn 9 điểm phần trăm so với những đáp viên bắt buộc làm việc ở nhà hoặc ở văn phòng. Thế hệ Y (Millennials), cư dân thành phố, những người chủ yếu làm việc tại nhà hoặc vừa làm ở nhà vừa làm trực tiếp và những đáp viên đã tiêm chủng là những nhóm thể hiện sự lạc quan rõ ràng nhất. Có thể nói sự lạc quan phần nào đi đôi với tỷ lệ tiêm chủng. Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu tăng cao, đây sẽ là tín hiệu khả quan cho niềm tin của người tiêu dùng hướng tới năm 2022. Dựa trên kết quả khảo sát, PwC khuyến nghị các lãnh đạo doanh nghiệp cần lưu ý những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ lạc quan của người tiêu dùng mà họ có thể kiểm soát hoặc góp phần tạo ra ảnh hưởng như làm việc linh hoạt và tiêm chủng. Các chính sách hỗ trợ tại nơi làm việc góp phần nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho nhân viên sẽ không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết lập bộ nguyên tắc ứng xử với nhân viên mà còn có thể tạo ra "hiệu ứng gợn sóng" cho chi tiêu, mang lại lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp. Một xu hướng tiêu dùng khác được PwC chỉ ra trong báo cáo là xu hướng mua sắm qua điện thoại thông minh đang ở mức cao kỷ lục. 41% người được khảo sát cho biết họ mua sắm hàng ngày hoặc hàng tuần qua điện thoại di động hoặc điện thoại thông minh, so với 39% cách đây sáu tháng và 12% năm năm trước. Các hoạt động mua sắm tại cửa hàng đã trở lại mức trước đại dịch: 47% cho biết họ mua sắm tại cửa hàng hàng ngày hoặc hàng tuần, so với 45% cách đây sáu tháng và 41% ngay sau khi đại dịch xảy ra. Mua sắm trên thiết bị di động hoặc điện thoại thông minh đang dần trở thành hình thức mua sắm trực tuyến phổ biến nhất, với ít nhất 10 điểm phần trăm (và nhiều nhất là 25) cao hơn so với mua sắm qua PC, máy tính bảng, trợ lý ảo bằng giọng nói tại nhà và thiết bị có thể đeo trên người. Phương pháp mua sắm này đang theo sát việc mua sắm tại cửa hàng với chỉ 6 điểm phần trăm thấp hơn so với mua sắm tại cửa hàng. Khảo sát này cũng chỉ ra thực hiện mua hàng thông qua mạng xã hội (social media) có thể góp phần thúc đẩy xu hướng mua sắm trực tuyến, cũng như có thể hỗ trợ cung cấp dịch vụ giao trả hàng hiệu quả. Tuy nhiên, việc có nhiều cửa hàng bán lẻ truyền thống với vị trí thuận lợi cho người tiêu dùng có thể gia tăng tần suất mua sắm tại cửa hàng, cũng như tại các cửa hàng địa phương và độc lập so với các cửa hàng thuộc chuỗi. Để có thể chiếm được thị phần trong kinh doanh số, PwC cho rằng doanh nghiệp sẽ cần tận dụng công nghệ mới, không chỉ sao chép công nghệ hiện có mà doanh nghiệp cần hướng tới đầu tư vào các năng lực khác biệt, cho phép họ theo đuổi mục đích của doanh nghiệp mình. Tìm kiếm vị thế mới trên thị trường có thể buộc doanh nghiệp từ bỏ các mô hình kinh doanh cũ, tài sản cũng như những hiểu biết về xây dựng giá trị. Mặt khác, báo cáo cũng chỉ ra rằng, bảo mật dữ liệu là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng niềm tin với người tiêu dùng. 59% đáp viên cho biết họ quan tâm đến bảo vệ dữ liệu cá nhân hơn trong sáu tháng qua. Do đó, doanh nghiệp sử dụng thông tin cá nhân để hiệu chỉnh các sản phẩm và trải nghiệm sao cho phù hợp hơn với khách hàng phải lưu ý đến tầm quan trọng của việc bảo mật những thông tin đó. Khảo sát của chúng tôi cũng chỉ ra rằng việc sử dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm có hiệu quả thấp hơn so với việc sử dụng những dữ liệu này để cá nhân hoá chiết khấu và khuyến nghị cho khách hàng trong quá trình xây dựng niềm tin với họ. 28/12/2021 08:58:29

(CHG) Theo khảo sát Thói quen Tiêu dùng tháng 12/2021 vừa được công bố của công ty kiểm toán PwC, người tiêu dùng đang có kế hoạch chi tiêu, mua sắm nhiều hơn sau khi đã tiêm phòng và quay trở lại làm việc.

Khảo sát được thực hiện đối với 9.370 người tiêu dùng đang sinh sống trên 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó 76% người tiêu dùng đã được tiêm phòng ít nhất 1 mũi vaccine và đang có kế hoạch mua sắm nhiều hơn. Họ cũng cho biết, khi các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng các phương pháp làm việc mới, đời sống của họ cũng được cải thiện, khiến xu hướng tiêu dùng tăng lên.

Khảo sát của PwC cũng chỉ ra rằng, 61% người trả lời có cái nhìn lạc quan về tương lai. Động lực chính của thái độ lạc quan này là nhờ vào tình hình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Theo đó, 66% người được tiêm chủng thể hiện thái độ lạc quan. Thái độ này được thể hiện qua phong cách chi tiêu. Người được khảo sát cho biết họ có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho nhều hạng mục hàng hoá trong sáu tháng tới, với 41% người dự đoán gia tăng chi tiêu cho nhu yếu phẩm, 33% cho thời trang và 30% cho sức khỏe và sắc đẹp.

Người tiêu dùng tăng chi tiêu sau khi tiêm vaccine

Phương pháp làm việc linh hoạt cũng góp phần tạo ra xu hướng lạc quan trong hành vi của người tiêu dùng. Các đáp viên làm việc tại nhà lạc quan hơn 10 điểm phần trăm so với những đáp viên không làm việc tại nhà. Những đáp viên làm việc theo phương pháp kết hợp (hybrid) lạc quan hơn 9 điểm phần trăm so với những đáp viên bắt buộc làm việc ở nhà hoặc ở văn phòng.

Thế hệ Y (Millennials), cư dân thành phố, những người chủ yếu làm việc tại nhà hoặc vừa làm ở nhà vừa làm trực tiếp và những đáp viên đã tiêm chủng là những nhóm thể hiện sự lạc quan rõ ràng nhất. Có thể nói sự lạc quan phần nào đi đôi với tỷ lệ tiêm chủng. Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu tăng cao, đây sẽ là tín hiệu khả quan cho niềm tin của người tiêu dùng hướng tới năm 2022.

Dựa trên kết quả khảo sát, PwC khuyến nghị các lãnh đạo doanh nghiệp cần lưu ý những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ lạc quan của người tiêu dùng mà họ có thể kiểm soát hoặc góp phần tạo ra ảnh hưởng như làm việc linh hoạt và tiêm chủng. Các chính sách hỗ trợ tại nơi làm việc góp phần nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho nhân viên sẽ không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết lập bộ nguyên tắc ứng xử với nhân viên mà còn có thể tạo ra "hiệu ứng gợn sóng" cho chi tiêu, mang lại lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp.

Một xu hướng tiêu dùng khác được PwC chỉ ra trong báo cáo là xu hướng mua sắm qua điện thoại thông minh đang ở mức cao kỷ lục. 41% người được khảo sát cho biết họ mua sắm hàng ngày hoặc hàng tuần qua điện thoại di động hoặc điện thoại thông minh, so với 39% cách đây sáu tháng và 12% năm năm trước.

Các hoạt động mua sắm tại cửa hàng đã trở lại mức trước đại dịch: 47% cho biết họ mua sắm tại cửa hàng hàng ngày hoặc hàng tuần, so với 45% cách đây sáu tháng và 41% ngay sau khi đại dịch xảy ra.

Mua sắm trên thiết bị di động hoặc điện thoại thông minh đang dần trở thành hình thức mua sắm trực tuyến phổ biến nhất, với ít nhất 10 điểm phần trăm (và nhiều nhất là 25) cao hơn so với mua sắm qua PC, máy tính bảng, trợ lý ảo bằng giọng nói tại nhà và thiết bị có thể đeo trên người. Phương pháp mua sắm này đang theo sát việc mua sắm tại cửa hàng với chỉ 6 điểm phần trăm thấp hơn so với mua sắm tại cửa hàng. Khảo sát này cũng chỉ ra thực hiện mua hàng thông qua mạng xã hội (social media) có thể góp phần thúc đẩy xu hướng mua sắm trực tuyến, cũng như có thể hỗ trợ cung cấp dịch vụ giao trả hàng hiệu quả. Tuy nhiên, việc có nhiều cửa hàng bán lẻ truyền thống với vị trí thuận lợi cho người tiêu dùng có thể gia tăng tần suất mua sắm tại cửa hàng, cũng như tại các cửa hàng địa phương và độc lập so với các cửa hàng thuộc chuỗi.

Để có thể chiếm được thị phần trong kinh doanh số, PwC cho rằng doanh nghiệp sẽ cần tận dụng công nghệ mới, không chỉ sao chép công nghệ hiện có mà doanh nghiệp cần hướng tới đầu tư vào các năng lực khác biệt, cho phép họ theo đuổi mục đích của doanh nghiệp mình. Tìm kiếm vị thế mới trên thị trường có thể buộc doanh nghiệp từ bỏ các mô hình kinh doanh cũ, tài sản cũng như những hiểu biết về xây dựng giá trị.

Mặt khác, báo cáo cũng chỉ ra rằng, bảo mật dữ liệu là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng niềm tin với người tiêu dùng. 59% đáp viên cho biết họ quan tâm đến bảo vệ dữ liệu cá nhân hơn trong sáu tháng qua. Do đó, doanh nghiệp sử dụng thông tin cá nhân để hiệu chỉnh các sản phẩm và trải nghiệm sao cho phù hợp hơn với khách hàng phải lưu ý đến tầm quan trọng của việc bảo mật những thông tin đó. Khảo sát của chúng tôi cũng chỉ ra rằng việc sử dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm có hiệu quả thấp hơn so với việc sử dụng những dữ liệu này để cá nhân hoá chiết khấu và khuyến nghị cho khách hàng trong quá trình xây dựng niềm tin với họ.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Hai đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Bình Thuận bị xử phạt 60 triệu đồng

(CHG) Ngày 13/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đơn vị kinh doanh xăng dầu do vi phạm về điều kiện trong hoạt động kinh doanh.

Xem chi tiết
VĨNH LONG: Đẩy mạnh việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi…

(CHG) Trao đổi với PV, Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 05 tuổi, trong đó có công tác đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi…

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Ngày 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đang tiếp tục điều tra vụ việc kinh doanh hàng cấm là phân bón chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
2
2
2
3