Phát hiện chất cấm trong một loạt sản phẩm mì ăn liền của Indonesia


(CHG) Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, một loạt các sản phẩm mì ăn liền mang thương hiệu Mi Sedaap có xuất xứ từ Indonesia đã bị thu hồi tại hai thị trường Hong Kong và Singapore do phát hiện chất cấm bên trong gói gia vị. Hiện một số sản phẩm này cũng có mặt tại thị trường Việt Nam. 
Cụ thể, Cơ quan quản lý Thực phẩm Singapore (SFA) vào ngày 6/10/2022 cho biết, đã phát hiện chất ethylene oxide trong 2 loại mì Mi Sedaap do Tập đoàn Wings Group Indonesia sản xuất: Mì súp cay mang hương vị Hàn Quốc (Korean Spicy Soup), và mì gà cay mang hương vị Hàn Quốc (Korean Spicy Chicken).
Sản phẩm mì ăn liền mang thương hiệu Mi Sedaap có xuất xứ từ Indonesia đã bị thu hồi tại hai thị trường Hong Kong và Singapore.
Ngày 9/10/2022, Cơ quan quản lý Thực phẩm Singapore tiếp tục phát hiện thêm 2 sản phẩm mì khác cũng xuất hiện chất cấm trong gói gia vị cùng thương hiệu là mì Soto Mie Sedaap và mì cà-ri Mie Sedaap (Mie Sedaap Curry).
Đến ngày 11/10/2022, có thêm 2 loại mì nữa được phát hiện có chứa chất ethylene oxide là mì cốc ăn liền gà cay hương vị Hàn Quốc (Mie Sedaap Korean Spicy Chicken instant cup noodles) và mì ăn liền cà-ri đặc biệt (Special Curry Cup instant noodles).
Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 6 loại mì ăn liền thương hiệu mì Mi Sedaap đã bị phát hiện chất ethylene oxide bị thu hồi tại Singapore.
Trước đó, ngày 30/9, tại thị trường Hong Kong, Cơ quan An toàn thực phẩm Hong Kong-CFS cũng đã phát hiện loại mì gà cay hương vị Hàn Quốc (Korean Spicy Chicken Flavor) có chứa chất ethylene oxide trong bột ớt, gói gia vị đi kèm, đang lưu thông ở thị trường Hong Kong. CFS Hong Kong đang tiến hành điều tra vụ việc.
Theo như Hiệp hội mì ăn liền thế giới, Indonesia vốn là nước tiêu thụ mì gói đứng thứ hai toàn cầu với nhu cầu 13,27 tỷ suất ăn trong năm 2021. Nước này cũng chiếm tỉ trọng cao về doanh số bán mì ăn liền với 227 triệu USD trong năm 2021.
Hiện tại một số sản phẩm mì ăn liền của Indonesia cũng xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Sản phẩm được bán rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử và cửa hàng tiện lợi, với giá từ 7.000 đồng/gói đến 35.000 đồng/gói.
Còn lại: 1000 ký tự
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ số lượng lớn chiếc xe điện hai bánh có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện tạm giữ 54 chiếc xe điện cùng 156 bình ắc quy các loại hiệu Tokyo có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có dấu hợp quy, không có tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Xem chi tiết
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3