Phú Minh mart kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc?


(CHG) Theo phản ánh của bạn đọc tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại, Phú Minh mart Hồng Tiến có hiện tượng bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghi vấn là hàng nhập lậu.

Hộ kinh doanh Phú Minh mart Hồng Tiến

Quan sát trực tiếp các kệ hàng tại Phú Minh mart Hồng Tiến (phố Hồng Tiến, Long Biên, Hà Nội), chúng tôi nhận thấy hàng hóa bày bán ở đây rất phong phú, chủ yếu là các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài như: Bỉm, sữa, băng vệ sinh, dầu gội, dầu sả, xà bông, bánh kẹo,nước giặt, hóa mỹ phẩm…. Tuy nhiên các sản phẩm là hàng nhập khẩu này đều không có tem phụ tiếng Việt, không có thông tin đơn vị nhập khẩu và phân phối.

Hóa mỹ phẩm hoàn toàn không có tem nhãn phụ, không có thông tin đơn vị nhập khẩu và phân phối

Theo quy định tại khoản 3 điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (14/4/2017) về nhãn hàng hóa có yêu cầu rất rõ, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện, hoặc thể hiện chưa đầy đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có tem phụ và giữ nguyên  nhãn gốc hàng hóa. Nội dung trên nhãn phụ bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Pháp luật đã quy định rất cụ thể, thế nhưng Phú Minh mart Hồng Tiến vẫn bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tem nhãn phụ tiếng Việt.

Sữa bột, bánh kẹo hoàn toàn không có tem nhãn phụ, không có thông tin đơn vị nhập khẩu và phân phối

Trao đổi với nhân viên bán hàng về việc hàng hóa hoàn toàn là chữ nước ngoài như thế này thì làm sao người tiêu dùng biết là sản phẩm gì để mua? Nhân viên bán hàng trả lời: “Ở đây nhà chị chủ yếu phân phối bán buôn nên không cần phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt”.

Tại điểm 1 Điều 44 Luật An toàn thực phẩm quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Tại khoản 2 Điều 7 Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/08/2004 quy định các siêu thị, trung tâm thương mại không được kinh doanh các loại hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hóa tiêu thụ đặc biệt. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc  và động thực vật bị dịch bệnh…

Theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng tiếng Việt. Nhưng điều này đã không được Phú Minh mart Hồng Tiến thực hiện.

Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để giám sát việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3