QLTT kiểm tra 557.156 vụ việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ


(CHG) Từ năm 2018 đến tháng 9 năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) cả nước kiểm tra 557.156 vụ việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, xử phạt vi phạm hành chính là 353.333 vụ việc, thu nộp ngân sách nhà nước trên 1.800 tỷ đồng.
Đó là kết quả sau 5 năm triển khai Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT trực thuộc Bộ Công Thương.

Lực lượng QLTT kiểm tra hàng hóa vi phạm.
 
Theo Tổng cục QLTT, công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại tại thị trường trong nước của lực lượng QLTT thực hiện đúng pháp luật; các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục quy định, góp phần bảo vệ trật tự quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Kết quả kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đã hỗ trợ tích cực cho việc đánh giá chính xác mức độ tuân thủ pháp luật của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động thương mại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Tổng cục QLTT đã tiến hành 1.034 cuộc thanh tra chuyên ngành, phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đối với 471 tổ chức, cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 24,3 tỷ đồng.
Các vụ việc thanh tra chuyên ngành đã được thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật góp phần quan trọng trong bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực trên địa bàn cả nước.
Tỷ lệ phát hiện vi phạm hành chính so với tổng số vụ việc thanh tra chuyên ngành ngày càng tăng. Đa số đối tượng thanh tra đều nhận thức được hành vi vi phạm của mình, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Hoàng Ánh Dương cho biết, kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên phạm vi toàn quốc được cải thiện theo hướng toàn diện, hiệu quả; những diễn biến đột xuất, phức tạp của thị trường phát sinh trong các thời điểm, tại các địa bàn khác nhau trên cả nước đã được chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, kịp thời với kết quả tích cực.
Nhiều vụ việc vi phạm phức tạp, có quy mô lớn, có tính chất liên tỉnh đã được chỉ đạo, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời góp phần tích cực bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Tổng cục QLTT cũng thẳng thắn nhìn nhận, còn không ít khó khăn, tồn tại cần được tiếp tục tháo gỡ, chấn chỉnh như: biên chế mỏng; văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất, đồng bộ; còn nhiều công chức, người lao động vi phạm nội quy, quy chế làm việc, vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Ở trung ương, Tổng cục QLTT là thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và là thương trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương.
Ở địa phương, 56/63 Cục QLTT là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 địa phương, thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP. Theo đó, làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm tàng trữ, vận chuyển kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT.
Đối với công tác kiểm tra nội bộ, thực hiện gần 1.500 cuộc qua đó góp phần nâng cao nhận thức của công chức QLTT trong thực hiện các hoạt động công vụ của lực lượng QLTT.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3