Những điểm mới đáng chú ý
Nghị định 70 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo năm 2021 được Chính phủ ban hành ngày 20-7-2021, có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9-2021. Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, điểm đáng chú ý của Nghị định 70 là việc quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh QC xuyên biên giới phải thông báo với Bộ TT&TT các nội dung như: Tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính nơi đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ QC; địa điểm đặt hệ thống máy chủ chính cung cấp dịch vụ và hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam; tên tổ chức, cá nhân đại diện tại Việt Nam, địa chỉ email, điện thoại liên hệ. Nghị định đã bỏ quy định yêu cầu tổ chức, cá nhân có nhu cầu QC phải ký hợp đồng, chạy QC thông qua đại lý tại Việt Nam.
Ngoài ra, người phát hành QC, người QC khi tham gia giao kết hợp đồng với người kinh doanh dịch vụ QC (bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ QC xuyên biên giới) có quyền và nghĩa vụ: Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ QC không đặt sản phẩm QC vào nội dung vi phạm pháp luật quy định tại Khoản 1, Điều 8, Luật An ninh mạng và Điều 28, Luật Sở hữu trí tuệ. Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ QC có giải pháp kỹ thuật để người phát hành QC, người QC tại Việt Nam có thể kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm QC vi phạm pháp luật Việt Nam trên hệ thống cung cấp dịch vụ. Từ ngày 15-9-2021, người kinh doanh dịch vụ QC trong nước có hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ QC xuyên biên giới tại Việt Nam phải báo cáo định kỳ hằng năm trước ngày 31-12; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về hoạt động cung cấp dịch vụ QC xuyên biên giới tại Việt Nam.
Nhiều sản phẩm, nội dung quảng cáo trên Youtube không qua kiểm duyệt, không chính xác gây bức xúc dư luận. |
Điểm đáng chú ý tiếp theo là sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ TT&TT, trong thời gian 24 giờ, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ QC xuyên biên giới phải thực hiện việc xử lý QC vi phạm theo yêu cầu. Nếu không xử lý đúng thời hạn mà không có lý do chính đáng, Bộ TT&TT sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn QC vi phạm pháp luật. Đặc biệt, trường hợp phát hiện QC xuyên biên giới vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn. Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phát hiện và xác định các QC xuyên biên giới vi phạm pháp luật theo thẩm quyền, Bộ TT&TT là cơ quan tiếp nhận các thông báo về QC xuyên biên giới vi phạm pháp luật.
Một số vấn đề cần quan tâm
Trao đổi với chúng tôi, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đánh giá, việc Chính phủ ban hành Nghị định 70 là phù hợp với bối cảnh hiện nay, góp phần bảo đảm công tác quản lý của Nhà nước, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy sự sáng tạo, đa dạng cho hoạt động QC, đáp ứng nhu cầu QC của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, luật sư Đặng Văn Cường cũng bày tỏ: “Việc thắt chặt quản lý liệu còn thu hút được các doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam hay không? Thực tế tại một số nước, các doanh nghiệp đa quốc gia này đã rời bỏ vì sự kiểm soát quá khắt khe. Đây cũng là bài học kinh nghiệm mà nước ta cần lường trước khi đặt ra các quy định quản lý. Tôi cho rằng việc quản lý hoạt động QC xuyên biên giới là cần thiết, nhưng cần có các phương án, giải pháp tối ưu, tháo gỡ vướng mắc, thủ tục hành chính rườm rà cho doanh nghiệp. Cùng với đó, cần có thêm những chính sách ưu đãi để vừa quản lý tốt, vừa giữ chân, thu hút sự đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài”.
Theo ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation (Tập đoàn Truyền thông Lê), việc Nghị định 70 có thêm quy định về kiểm soát nội dung QC là cần thiết. Bởi hiện nay, nhiều nền tảng không có bộ lọc nội dung dẫn đến tình trạng QC phản cảm. Tuy nhiên, vấn đề ông Vinh băn khoăn là yêu cầu tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ QC xuyên biên giới thực hiện xử lý QC vi phạm trong vòng 24 giờ. Quy định này có thể gặp phải nhiều rào cản liên quan đến tiếp nhận thông tin, quy trình thông báo, hạ tầng kỹ thuật-công nghệ của hai bên, chênh lệch về múi giờ và ngôn ngữ... Vì thế, để quy định khả thi thì cơ quan quản lý và nhà cung cấp dịch vụ cần có thỏa thuận cụ thể về mặt kỹ thuật để có cơ chế thực thi rõ ràng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát và thu thuế đối với các nền tảng nước ngoài cũng rất khó khăn do đặc thù của các công ty công nghệ là có thể vận hành từ xa, không cần thiết phải đặt chi nhánh, trụ sở tại các quốc gia. Nếu có quy định bắt buộc, họ cũng chỉ đặt văn phòng đại diện ở nước ta nhưng văn phòng đại diện sẽ không phát sinh thu nhập nên không thể yêu cầu kê khai và nộp thuế.
Để thực hiện hiệu quả Nghị định 70, Bộ TT&TT cần sớm có các hướng dẫn cụ thể, quan tâm đến một số vấn đề nêu trên. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cũng cần phát hiện kịp thời những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện để nghiên cứu tháo gỡ, sửa đổi, bổ sung...
Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết