(CHG) Việc mua bán tài khoản, thông tin ngân hàng không chỉ khiến chủ tài khoản bị lộ thông tin cá nhân, phát sinh nợ xấu mà còn có thể khiến chủ tài khoản gặp rủi ro về pháp lý.
Ảnh minh họa
Theo số liệu của Hiệp hội Thẻ Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2021, Việt Nam có hơn 6,5 triệu thẻ tín dụng phát hành bởi gần 40 tổ chức phát hành.
Các nhà thành phát thẻ liên tục phát triển các tiện ích đi theo thẻ để kích thích người tiêu dùng chi tiêu. Trong đó, tiện ích vay trả góp 0% thì tưởng người tiêu dùng không phải trả lãi nhưng tùy theo nhà phát hành thẻ mà có những “điều kiện chi tiêu” đi kèm không mấy tiện lợi.
Ví dụ, một số ngân hàng chia điểm quẹt thẻ thành nơi có liên kết trả góp 0% và phần còn lại. Nếu đúng nơi liên kết, khách hàng có thể không phải trả thêm các khoản phí. Nhưng nếu đến địa điểm mua sắm ngoài danh mục, khách hàng có thể bị thu phí chuyển đổi trả góp từ hơn 3-5% khoản tiền quẹt thẻ.
Hiện một số ngân hàng tại Việt Nam thu tiền chuyển đổi trả góp theo kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng, phí dao động 5% cho khoản trả góp 12 tháng.
Khoản tiền trả góp hằng tháng sẽ tự động cộng vào khoản thanh toán tối thiểu mỗi tháng cho đến khi hết kỳ hạn trả góp. Như vậy, chủ thẻ bắt buộc phải trả món tiền này dù kẹt tiền đến cỡ nào. Nếu không thanh toán, khách hàng có thể bị xem đang có nợ xấu. Khi dính nợ xấu, chủ thể sẽ khó vay, mở thẻ tín dụng tại các tổ chức tín dụng khác.
Với tiện ích vay từ hạn mức thẻ tín dụng, hạn mức ứng tiền mặc từ thẻ tín dụng tối đa theo quy định của mỗi ngân hàng, thông thường hiện nay là 70%, lãi suất khoảng 1,58-2% (có hoặc không dựa trên dư nợ giảm dần).
Cảnh báo người dùng cũng tuyệt đối không thực hiện hành vi mua bán, cho thuê, cho mượn tài khoản cá nhân. Không cấp thông tin cá nhân, mật khẩu đăng nhập các tài khoản ngân hàng, mạng xã hội, số thẻ tín dụng, mã CVV, ví điện tử và mã OTP cho bất kỳ ai, dưới bất kỳ hình thức nào.
Khi có vấn đề liên quan đến hành vi mua bán, trao đổi trái phép thông tin tài khoản, khách hàng có thể liên hệ ngay tới công an nơi gần nhất hoặc thực hiện “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng thông tin điện tử Bộ Công an.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết