Siết chặt vi phạm hoạt động hóa chất độc hại: Cần giải pháp đồng bộ


(CHG) Thời gian qua, tình hình sản xuất, kinh doanh, buôn bán hóa chất độc hại, hóa chất lưỡng dụng, dễ bị lạm dụng trong sản xuất, kinh doanh trên thị trường tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác hại đối với sức khoẻ nhân dân.

Vẫn còn nhiều vi phạm

Kể từ năm 2017 đến nay, các lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra trên 10.600 vụ việc về kinh doanh hoá chất, cồn công nghiệp, methanol; phát hiện, xử lý trên 5.200 vụ; xử phạt trên 16,5 tỷ đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; kinh doanh hàng hóa là rượu nhập lậu; không tập huấn kỹ thuật an toàn hóa chất; không xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; không có phiếu kiểm soát mua bán hoá chất độc hại theo quy định…

Siết chặt vi phạm hoạt động hóa chất độc hại: Cần giải pháp đồng bộ
Hành vi vi phạm về hóa chất độc hại, hóa chất lưỡng dụng vẫn diễn biến phức tạp

Tại Tọa đàm “Tăng cường quản lý hóa chất độc, lưỡng dụng, dễ bị lạm dụng trong sản xuất, kinh doanh” do Cục Hóa chất và Báo Công Thương phối hợp tổ chức mới đây, ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - cho rằng, với trên 5.000 vụ vi phạm về sản xuất, kinh doanh hóa chất độc hại là một thực tế rất đáng báo động. Điều này còn cho thấy, nhận thức hiểu biết của nhà sản xuất còn yếu kém, thậm chí có cơ sở kinh doanh thấy tác hại nhưng vẫn làm. Các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, các Hội, tổ chức, người dân phải nhận thức được tình trạng này để có giải pháp ngăn chặn kịp thời”- ông Trung khuyến nghị.

Hóa chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng đối với các lĩnh vực kinh tế khác, tuy vậy, từ góc độ chuyên gia nghiên cứu, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Hóa học Việt Nam - ông Chử Văn Nguyên khẳng định, nhiều sản phẩm hóa chất nếu không được quản lý chặt và được sử dụng đúng sẽ làm trỗi dậy các nguy cơ, rủi ro. Như, nhiều hóa chất lưỡng dụng nếu bị sử dụng sai mục đích vào thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt sẽ gây tác hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng, đặc biệt, nếu số vi phạm rơi vào các hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì hậu quả sẽ lớn hơn rất nhiều.

Nêu nguyên nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán hóa chất độc hại diễn biến phức tạp, theo ông Chử Văn Nguyên là vì lợi nhuận nên người buôn bán, sản xuất nhỏ bất chấp tác hại, rủi ro; nhận thức, hiểu biết khoa học của và người tiêu dùng, sử dụng hóa chất còn thấp. Ngoài ra, dù Luật Hoá chất quy định, điều kiện mà người sử dụng hoá chất phải tuân thủ nhưng không quy định hoạt động sử dụng hoá chất nguy hiểm phải có giấy phép, giấy chứng nhận hay sự chấp thuận của cơ quan quản lý. “Mặt khác, do sự chồng chéo trong quản lý hóa chất giữa các Bộ, ngành; hệ thống các quy chuẩn, quy định… chưa hoàn chỉnh; nguồn lực quản lý an toàn hóa chất bị hạn chế, khó khăn về kinh phí và biên chế nhân lực”- ông Nguyên chỉ rõ.

Theo quy định về phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước tại Luật Hóa chất hiện có nhiều Bộ, ngành gồm: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... trong đó Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất; các Bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động hóa chất thuộc lĩnh vực của mình. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các cấp cũng thực hiện việc quản lý Nhà nước về hoạt động hóa chất trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý.

Đặc biệt, sau hàng loạt vụ việc vi phạm về lạm dụng hóa chất trong thực phẩm, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 02-BCT về tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất kinh doanh rượu và Chỉ thị 03- BCT về tăng quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm. Đến nay, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương - ông Nguyễn Xuân Sinh nhận định, công tác quản lý sản xuất, kinh doanh hóa chất đã có bước tiến rất tích cực sau khi thực hiện hai Chỉ thị trên. Cụ thể, công tác thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh hóa chất trên phạm vi cả nước đã tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật; tăng tính răn đe đối với các hành vi vi phạm, đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào nề nếp. Đồng thời, các hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh đã giúp nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, người dân về sử dụng hóa chất, phụ gia trong bảo quản, chế biến thực phẩm…

Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Hóa chất cho rằng, để đạt được những kết quả tích cực hơn trong quản lý hoạt động hóa chất thì những hạn chế, bất cập đối với vấn đề này cần sớm cải thiện, cũng như có thêm các giải pháp phù hợp với tình hình mới nhằm tháo gỡ các vướng mắc đang tồn tại. Đơn cử như, công tác phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng cần chặt chẽ hơn, tránh sự chồng chéo trong triển khai; cần có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, răn đe các hành vi vi phạm ngày một tinh vi.

Siết chặt vi phạm hoạt động hóa chất độc hại: Cần giải pháp đồng bộ
Để ngăn chặn các vi phạm về hóa chất độc hại, hóa chất lưỡng dụng theo ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý cần phải có các giải pháp quyết liệt, đồng bộ

Siết chặt quản lý

Theo các chuyên gia, hiện nay do số lượng chủng loại hoá chất rất đa dạng, hầu hết các hoá chất đều mang tính lưỡng dụng; nhiều hoá chất không được sử dụng trong thực phẩm, nhưng trên thực tế, các loại hóa chất này lại cần thiết trong lĩnh vực công nghiệp. Điều đó cũng phần nào gây khó trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, dù nhiều doanh nghiệp đã tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh, sản xuất hóa chất, tuy nhiên có không ít doanh nghiệp kinh doanh tại các địa điểm không đảm bảo điều kiện an toàn và thiếu sự kiểm soát dẫn đến các cá nhân có thể mua được các hóa chất nguy hiểm để sử dụng sai mục đích.

Trước thách thức đang đặt ra, ông Chữ Văn Nguyên đề xuất: Cơ quan Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất; tăng nặng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm; thường xuyên tổ chức huấn luyện, phổ biến kiến thức về phân loại, dán nhãn theo hệ thống quốc tế GHS, đánh giá rủi ro, phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất… không chỉ với các nhà xuất nhập khẩu, sản xuát hóa chất mà cả những người kinh doanh, sử dụng hóa chất. Đặc biệt, cần tận dụng vai trò của các hội ngành nghề để tuyên truyền, thông tin phổ biến kiến thức, huấn luyện và kiểm tra giám sát thực hiện đối với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Đề cập về các giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất, kinh doanh hóa chất độc hại, ông Nguyễn Xuân Sinh cũng cho biết, sau 14 năm Luật Hóa chất đã bộc lộ những bất cập, vì vậy Bộ Công Thương sẽ chuẩn bị hồ sơ sửa đổi Bộ luật này trên tinh thần tiếp cận với quy định quốc tế và phù hợp với Việt Nam qua đó để có một công cụ pháp lý mạnh hơn, hoàn thiện hơn trong lĩnh vực này. Ngoài ra, "Cục Hóa chất sẽ triển khai xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chuẩn hóa đội ngũ nhân sự về quản lý; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra xử lý các trường hợp cố tình nhập khẩu, sử dụng hóa chất sai mục đích; hoàn thiện các hành lang pháp lý trong đó phân định rõ vai trò quản lý của các bộ ngành, phân quyền, ủy quyền cho địa phương để tăng cường công tác kiểm soát tại chỗ"- ông Sinh nhấn mạnh.

Đánh giá cao các kế hoạch, hành động của cơ quan quản lý, nhất là việc Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, ông Vũ Văn Trung hy vọng sẽ giải quyết được những vấn đề đang tồn tại đối với công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trên cơ sở đó, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam sẽ tham gia, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật các cơ sở kinh doanh, sản xuất cũng như người dân về việc tránh sử dụng, lạm dụng sản phẩm hóa chất độc, lưỡng dụng.

Cùng với sự vào cuộc của các lực lượng chức năng, để siết chặt sản xuất, kinh doanh hóa chất độc hại ý thức, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh cũng hết sức quan trọng. Ông Nguyễn Đức Việt - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu hóa chất, thiết bị Kim Ngưu - cho hay, việc tìm hiểu các quy định khi bắt đầu tham gia thị trường là bắt buộc đối với các doanh nghiệp. “Với đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh chính trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối hóa chất cơ bản, hóa chất công nghiệp và hóa chất thí nghiệm, vì vậy chúng tôi mong muốn được tham gia các lớp tập huấn các quy định quản lý hóa chất, qua đó nâng cao khả năng thực thi đúng pháp luật; phòng tránh các nguy cơ gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng”- ông Việt kiến nghị.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3