Sim rác - phương tiện tiếp tay cuộc gọi, tin nhắn rác


(CHG) Để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời những vụ lừa đảo điện thoại, các cơ quan chức năng đã thực hiện tuyên truyền đến người dân thông qua nhiều hình thức. Tuy nhiên, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân qua điện thoại vẫn diễn ra với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Tin nhắn lừa đảo có con đi cấp cứu nhằm chiếm đoạt tài sản. Ảnh: Bộ Công an
Nạn nhân bị chiếm đoạt tài sản từ số điện thoại “lạ”
Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn TP. Hà Nội diễn biến phức tạp.
Bên cạnh các phương thức thủ đoạn cũ như “lừa đảo việc nhẹ lương cao”, gọi điện thoại giả danh cơ quan Công an, Viện Kiểm soát, Tòa án giả mạo giấy giờ, tài liệu vụ án hình sự, ma túy... để yêu cầu người dân cung cấp tài khoản ngân hàng, chuyển tiền vào các tài khoản khác nhau để “chạy án” nhưng thực chất là chiếm đoạt... thì nay còn xuất hiện các cuộc gọi giả làm thầy giáo, nhân viên y tế gọi cho phụ huynh học sinh thông báo việc học sinh đang cấp cứu tại bệnh viện để yêu cầu nộp tiền cấp cứu.
Vụ việc điển hình là một phụ huynh trú tại quận Hoàng Mai, khi đang làm việc tại quận Nam Từ Liêm đã nhận được cuộc điện thoại của người lạ. Chị kể, với giọng nói gấp gáp, đầy nghiêm trọng, đối tượng bắt đầu “diễn” khi thông báo con gái của chị bị ngã tại trường, đang cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và yêu cầu chị  chuyển 200 triệu đồng để “mổ gấp”. Sau khi chuyển tiền, chị liên lạc với nhà trường mới biết con gái mình vẫn đang vui học tại lớp, số tiền 200 triệu đồng trên đã bị đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt.
Chiêu trò của các đối tượng là đánh trúng tâm lý lo lắng, sợ hãi của phụ huynh học sinh và trong phút mất bình tĩnh, mất cảnh giác, nạn nhân ngay lập tức chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo mà không kịp nhận ra bị lừa.
Công an TP. Hà Nội cho biết, loại tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm “không tiếp xúc”, khi đối tượng gây án và bị hại không gặp gỡ, không quen biết nhau. Đây cũng là loại tội phạm xuyên tỉnh/thành, xuyên quốc gia. Khi lấy tiền, chúng sẽ quy đổi bằng cách mua, bán tiền ảo sau đó chuyển sang ngoại tệ và rút ở một ngân hàng nước ngoài nơi chúng hoạt động.
Chính vì vậy, việc lấy lại được tiền từ những đối tượng lừa đảo công nghệ cao rất khó khăn. Người bị hại, một khi đã thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng lừa đảo thì khó có khả năng thu hồi lại được.
Công an TP. Hà Nội đánh giá, các tài khoản ngân hàng “ảo”, sim điện thoại “rác” tràn lan, không có kiểm soát, không kiểm tra chính là những công cụ tiếp tay cho đối tượng tội phạm lợi dụng để gây án.



Dễ như mua sim điện thoại, mở tài khoản ngân hàng

Chỉ cần vài chục, vài trăm nghìn đồng, người dân đã có thể dễ dàng mua một hay rất nhiều thẻ sim điện thoại, thoải mái kích hoạt để sử dụng mà không phải đăng nhập, trình báo bất cứ thông tin cá nhân nào. Sau khi sử dụng xong, lại có thể dễ dàng vứt bỏ và tiếp tục mua một sim mới. Do đó, các đối tượng lừa đảo dễ dàng sử dụng sim rác để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, sau đó huỷ sim mà không sợ bị truy vết.
Thêm vào đó, việc tạo, mở, mua bán tài khoản ngân hàng đang diễn ra khá dễ dàng. Các đối tượng lừa đảo sẽ tổ chức mua sim rác điện thoại đã kích hoạt sẵn, thuê người mở tài khoản ngân hàng bằng số điện thoại trên, có bao gồm chức năng internet banking. Khi thực hiện hành vi lừa đảo theo kịch bản, nhận được tiền từ bị hại chuyển tiền vào tài khoản ảo này, chúng sẽ nhanh chóng rút tiền hoặc chuyển sang các tài khoản khác nhau nhằm xóa dấu vết.
Những vụ án lừa đảo trên không gian mạng, sim rác tưởng như không liên quan tới nhà mạng và ngân hàng. Nhưng chính sự phát triển “bề nổi” của hai ngành này đã tạo cơ hội cho các đối tượng lừa đảo lợi dụng. Khi hệ thống sim điện thoại được đăng ký chính chủ, có kiểm soát danh tính người sử dụng thì chắc chắn sẽ giúp các lực lượng chức năng truy vết được tội phạm. Đồng thời, phía ngân hàng cũng phải siết chặt việc mở tài khoản, kiểm soát tài khoản… không để xảy ra tình trạng tài khoản “ảo”, tài khoản bất minh, tạo cơ hội cho các đối tượng lợi dụng.
Các cơ quan chức năng cảnh báo, người dân cần nâng cao ý thức, tuyệt đối không được mua, bán tài khoản phục vụ cho mục đích lừa đảo của các đối tượng, bởi đây là hành vi phạm tội đã được quy định tại Điều 291 trong Bộ luật Hình sự.../.
(Còn nữa)
Mới đây, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP. HCM đã tiến hành kiểm tra một số cửa hàng nghi vấn lưu hành, mua bán sim trái phép. Kết quả, thu được số lượng lớn sim rác đã kích hoạt của các nhà mạng viễn thông (Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnammobile…) và các thiết bị kích hoạt sim, máy tính để bàn phục vụ cho hoạt động vi phạm pháp luật.
Trước đó, tháng 11/2022, Công an quận 8,
Công an TP. HCM cũng tiến hành kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính đối với 8 hộ kinh doanh và 1 công ty buôn bán sim rác với tổng số tiền gần 200 triệu đồng. Đồng thời, thu giữ 147 sim rác các loại của các nhà mạng.
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3