(CHG) Trước sự việc nhiều khách hàng có khả năng mất toàn bộ tiền đã đặt cọc mua ô tô, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi tất cả các hãng xe và các công ty nhập khẩu xe trên thị trường Việt Nam.
Anh Trần Văn Hợp (ở Tân Hưng, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) rất thích mẫu xe Toyota Veloz Cross bản 1.5AT màu trắng ngọc trai nên đã đến đại lý Toyota Vũng Tàu để đặt mua. Thời điểm này là tháng 4/2022, mức giá niêm yết cho mẫu xe này là 696 triệu đồng.
Anh Hợp cho biết, đã đặt công 50 triệu đồng cho đại lý Toyota Vũng Tàu từ ngày 27/4. Hai bên thỏa thuận thỏa thuận 5-6 tháng sau mới được nhận xe. Tuy nhiên, cuối tháng 7, có thông tin xe tăng giá 10 triệu đồng từ ngày 1/8, anh Hợp đã liên hệ với phía đại lý để hỏi mình có bị ảnh hưởng chuyện tăng giá này không.
“Bạn bán hàng thản nhiên bảo là sẽ bị ảnh hưởng, giá bán xe sẽ được áp dụng theo giá niêm yết tại thời điểm này”, anh Hợp kể. Anh Hợp không đồng ý và cho rằng đại lý đã vi phạm hợp đồng nên yêu cầu rút cọc 50 triệu đồng đã đặt trước. Nhưng đại lý Toyota Vũng Tàu không đồng ý và cho biết nếu khách không mua xe nữa thì sẽ bị mất số tiền cọc.
Qua tìm hiểu, đại lý Toyota Vũng Tàu đã lợi dụng sự dễ dãi và thiếu hiểu biết của khách hàng trong quá trình ký hợp đồng để đưa ra những điều khoản bất cân xứng, đẩy mọi rủi ro cho khách.
Cụ thể, theo hợp đồng đặt mua xe của anh Hợp, Điều 1 thể hiện là mua xe Toyota Veloz, đơn giá là 696 triệu đồng. Nhưng đến Điều 2 - Thỏa thuận mua xe, lại đưa nội dung:
Khoản 1: Thông qua Hợp đồng đặt xe này, bên B cam kết mua ô tô Toyota do bên A cung cấp theo giá niêm yết do Công ty Ô tô Toyota Việt Nam niêm yết tại thời điểm ký hợp đồng mua bán.
Khoản 2: Nhằm đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán ô tô nêu trên với bên A, bên B phải giao cho bên A một khoản tiền đặt cọc là 50 triệu đồng. Ngày cọc là 27/4/2022. Trong trường hợp bên B không ký hợp đồng mua bán xe với bên A theo đúng thời hạn và thỏa thuận, căn cứ theo pháp luật dân sự, số tiền bên B đã đặt cọc sẽ thuộc về bên A.
Có thể thấy, những điều khoản đưa ra trong hợp đồng trên đều có lợi cho phía đại lý và đẩy mọi rủi ro cho khách hàng. Nội dung của các điều khoản trên đều thể hiện rằng, giá bán xe Veloz Cross thực tế sẽ khác với giá nêu ra trong hợp đồng đặt cọc.
Do đó, khi hãng xe tăng giá lên bao nhiêu thì khách hàng vẫn buộc phải chấp nhận mua với giá đó mà không có quyền thương lượng. Ngược lại, nếu vì tăng giá, khách đổi ý, không mua nữa, khách bắt buộc mất toàn bộ tiền cọc.
Anh Hợp không phải trường hợp duy nhất gặp tình trạng trên. Có nhiều khách hàng khi biết thông tin mẫu xe Toyota Veloz Cross tăng giá 10 triệu đồng từ 1/8, đã có ý định muốn rút cọc. Tuy nhiên, các đại lý Toyota đang làm khó và "tuyên bố" nếu khách rút hợp đồng sẽ phải chấp nhận mất tiền đặt trước.
Trước sự việc này, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã có văn bản gửi tất cả các hãng xe và các công ty nhập khẩu xe trên thị trường Việt Nam.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, thời gian gần đây, đơn vị đã nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc một số hợp đồng giao kết với người tiêu dùng liên quan đến việc mua bán xe ô tô (hợp đồng đặt cọc mua xe, hợp đồng mua xe ô tô) của một số hãng xe hoặc đại lý bán xe có các nội dung trái với quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Cho phép bên bán xác định giá mua bán xe tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán (là thời điểm diễn ra sau khi ký hợp đồng đặt mua xe).
Mẫu xe Toyota Veloz Cross |
Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị các hãng xe và các công ty nhập khẩu xe: Rà soát các bản hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung (như hợp đồng đặt mua xe, thỏa thuận đặt cọc, hợp đồng mua bán...); và các hợp đồng theo mẫu khác đã giao kết với người tiêu dùng để đảm bảo các điều khoản hợp đồng tuân thủ quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Văn bản nêu rõ: “Trường hợp phát hiện các điều khoản trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung vi phạm quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, các đơn vị có trách nhiệm sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm và thông báo cho người tiêu dùng đã giao kết hợp đồng. Thông tin kết quả rà soát gửi về Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng”.(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết