(CHG) Sữa non Colostrum canxi nano – curcumun nấm lim xanh được đăng bán rầm rộ trên “chợ” mạng có dấu hiệu thổi phồng công dụng, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Thực chất sản phẩm này chỉ là thực phẩm dinh dưỡng dành cho người muốn bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Thực hư sữa non hay thuốc kháng sinh
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, nhiều công ty, cá nhân đã tham gia đăng bán các loại sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Nhiều nền tảng mạng Internet cũng chính vì thế mà đã trở thành mảnh đất màu mỡ để kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng, sữa dinh dưỡng.
Thời gian vừa qua, sản phẩm sữa non Colostrum canxi nano – curcumun nấm lim xanh (gọi tắt là sữa non Colostrum) đang được quảng bá rộng rãi trên một số nền tảng mạng Internet với hàng loạt công dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Đáng chú ý, sản phẩm này còn được biết đến là “có tác dụng như thuốc kháng sinh nhưng lại không có tác dụng phụ, có thể được coi là một loại vắc-xin tự nhiên tuyệt đối an toàn” khiến cho nhiều người mua hàng đã vô tình sập “bẫy” của người bán.
Cụ thể, tại website http://duocphamthaiduong.com.vn, sản phẩm sữa non Colostrum được biết đến với hàng loạt công dụng như: “Sữa non có hàm lượng protein rất cao bao gồm cả các yếu tố tăng trưởng có lợi (IgF)”; “Axit béo chuỗi dài không bão hòa đa, carbohydrates, Vitamin A, Vitamin K và các kháng thể tự nhiên”; “Có hàm lượng chất béo thấp, do đó trẻ có thể dễ dàng hấp thụ”; “Sữa non cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong một thể tích dung dịch thấp rất có ích với trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa vẫn đang trong quá trình hình thành”; “Tác dụng nhuận tràng, nhẹ nhàng giúp hỗ trợ cho các em bé dễ thải hết phân su”; “Loại bilirubin dư thừa bị xóa bỏ góp phần giúp ngăn ngừa bệnh vàng da”; “Ngăn không cho đường ruột của trẻ sơ sinh bị thấm, vì nó giúp niêm kín các lỗ, tạo ra rào cản với đường tiêu hóa chống lại các chất lạ và nhạy cảm bên ngoài được người mẹ hấp thụ”; “Sữa non có các loại kháng thể immunoglobin IgA, igD, IgE, IgG, và IgM giúp chống lại việc bị nhiễm trùng, giúp chủng ngừa khỏi các bệnh mãn tính do sự hiện diện của các phân tử được gọi là các yếu tố chuyển giao. Sự hiện diện của acid phytic, chất chống oxy hoá giúp chống lại căn bệnh ung thư. + Sữa non có bạch cầu, một loại tế bào trắng với khối lượng lớn giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh, vi rút và các vi khuẩn gây bệnh”; “Sữa non có tác dụng như thuốc kháng sinh nhưng lại không có tác dụng phụ, có thể được coi là một loại vắc xin tự nhiên tuyệt đối an toàn”; “Sữa non giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như: Đau nhức và mệt mỏi mãn tính, hen suyễn, thiếu máu, tiểu đường, cúm, bệnh trĩ, viêm nướu, lupus, bệnh gút và cũng hữu ích trong việc làm lành chấn thương thần kinh, đau sau phẫu thuật, đau khớp, bệnh đa xơ cứng, rối loạn tuyến giáp, đột quỵ, và căng thẳng, loét, viêm gân, bệnh zona và hay nổi nóng”; “Sữa non của bò có thể được sử dụng như là một chất dinh dưỡng bổ sung tăng cường sức mạnh thể chất và khả năng miễn dịch toàn diện”; “Sữa non của bò có lactoferrin, glycoprotein và prolinerich polypeptide (PRP) giúp con người chống lại triệu chứng suy giảm hệ miễn dịch”; “Sữa non giúp bảo vệ bệnh nhân khỏi căn bệnh tiêu chảy do khuẩn trùng cầu crypto gây ra”; “Sữa non rất cần thiết cho tất cả mọi người cả trẻ em lẫn người lớn, trung niên và cao tuổi, người bình thường duy trì sức khỏe, người bệnh mau cải thiện”; “Sữa non có thể làm tăng nhanh việc chữa lành các vết bầm tím và thương tích, làm giảm các triệu chứng dị ứng, có thể làm tăng trí nhớ và sự tập trung, thúc đẩy quá trình mọc tóc và có thể làm cho tuyến tiền liệt hoạt động tốt hơn”.
Trái ngược với những thông tin quảng cáo về sản phẩm tại website, trên bao bì, sữa non Colostrum chỉ thông tin những công dụng nổi bật như “Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho người mới ốm dậy, người viêm loét dạ dày, tá tràng”; “Bổ sung hàng ngày cung cấp năng lượng”; “Hỗ trợ bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng”; “Canxi nano: Giúp xương chắc khoẻ”; “Nấm lim xanh: Tốt cho tim mạch, hạn chế tình trạng xơ vữa động mạnh”.
Sữa non Colostrum “nổ” quảng cáo khiến người dùng dễ bị lầm tưởng như thuốc chữa bệnh. |
Còn tại fanpage có tên “Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Dược phẩm Thái Dương” trên trang mạng xã hội Facebook, sữa non Colostrum được quảng cáo sử dụng trong các trường hợp: Người có hệ miễn dịch kém, bị suy giảm, hay mắc các bệnh về dạ dày tá tràng, giúp xương chắc khỏe, tốt cho tim mạch. Sức đề kháng suy kiệt. Những người lớn ốm yếu, sức khỏe suy nhược, sau phẫu thuật, người đang truyền hóa chất, xạ trị. Đối tượng sử dụng là cho người trung tuổi và cao tuổi. Giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng miễn dịch.
Có thể thấy, sữa non Colostrum chỉ là sản phẩm về dinh dưỡng, giúp người dùng nâng cao sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng nhưng lại đang được quảng cáo “vống” công dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Mặc dù có đăng tải thông tin sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh thế nhưng trên các nền tảng mạng Internet, sữa non Colostrum vẫn ngang nhiên rao bán như một loại thần dược chữa bách bệnh.
Theo tìm hiểu, sản phẩm sữa non được phân phối bởi Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Dược phẩm Thái Dương, địa chỉ tại tầng 7 tòa nhà Nhật An, số 30D Kim Mã Thượng, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội. Công ty còn có chi nhánh tại tầng 26 tòa nhà Sông Đà, Hà Đông, Hà Nội và Số 110 Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
Vén màn sữa non Colostrum
Sản phẩm sữa non Colostrum hiện nay đang được bán ra ngoài thị trường thông qua số máy lẻ của những cá nhân làm đại lý phân phối sữa. Bằng những lời chào hàng có cánh, người tiêu dùng không hay biết rằng hậu quả của việc đặt lòng tin nhầm chỗ là “tiền mất tật mang”.
Cụ thể, tại Fanpage có tên “Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Dược phẩm Thái Dương” trên trang mạng xã hội Facebook đã sử dụng hình ảnh của người hành nghề y quảng cáo về sản phẩm nhằm tăng lòng tin đối với khách hàng. Trang này đăng tải video ThS.BS Nguyễn Hồng Hải – Nguyên PGĐ Bệnh viện Y học Cổ truyền Hoà Bình. Trong video, bác sĩ Hải cho biết, sản phẩm có tác dụng tốt đối với người đau dạ dày, giúp làm đẹp da. Sản phẩm tốt cho tim mạch, giúp hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch. Trong thời gian dịch bệch Covid-19, sữa non Colostrum là sản phẩm tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch. Bác sĩ Hải khuyên người dùng nên sử dụng để có khả năng chống lại virus, ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh. Đáng chú ý, sản phẩm còn được sử dụng cho những người bị hậu Covid.
Chiêu trò lấy lòng tin của hàng khách để lừa người tiêu dùng mua sản phẩm. |
Để làm rõ thông tin về việc sữa non Colostrum đang được quảng cáo trên nhiều nền tảng mạng xã hội Internet như một loại thuốc có tác dụng chữa bệnh, phóng viên đã liên hệ đến số điện thoại 0986386381 của Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Dược phẩm Thái Dương. Tại đây, phóng viên không nhận được bất cứ câu trả lời nào của phía công ty về thực trạng trên.
Trước thực trạng sữa non được quảng cáo “vống” công dụng nhằm trục lợi trên lòng tin người tiêu dùng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Về bản chất, thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng như một loại thuốc. Nếu quảng cáo thực phẩm chức năng không nêu rõ là hỗ trợ thì không đúng.
Liên quan đến việc các sản phẩm sữa non bán tràn lan trên thị trường được quảng cáo có tính thuốc, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận định, bản chất sữa non có những công dụng tốt. Thế nhưng, dựa trên số lượng sữa non chỉ có số lượng rất ít trong 100g sản phẩm - nhà sản xuất sử dụng mà quảng cáo là sữa non tiểu đường thì hoàn toàn không đúng thực tế, làm sai lệch thông tin.
Qua đó, để tránh mua phải những sản phẩm không rõ nguồn gốc chất lượng, người dùng cần nâng cao cảnh giác để tránh trường hợp tiền mất tật mang.
Việc lừa dối quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh là hành vi bất chấp luân thường đạo lý. Vì lợi nhuận mà họ sẵn sàng lừa dối, kể cả những người bệnh đang ở hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, TPCN chỉ mang tính hỗ trợ. Vì thế, tất cả quảng cáo về công dụng thần kỳ, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là quảng cáo "nổ" vi phạm quy định. Với những trường hợp như vậy, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo trong khi cơ quan chức năng đang xử lý, người dân không mua, sử dụng các sản phẩm quảng cáo sai sự thật. Các sản phẩm quảng cáo tràn lan và "thổi phồng" như thuốc chữa bệnh hiện nay gồm: Sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, tai biến mạch máu não, bệnh thận, gan, đại tràng, viêm loét đại tràng... thậm chí có thuốc quảng cáo phải dùng vài tháng mới thấy tác dụng, chính thời gian này đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân. PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm
|
Đối với cơ sở, cá nhân vi phạm về quy định về quảng cáo thực phẩm sẽ bị xử phạt theo Điều 23 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm như sau: 1. Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. 2. Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh. 4. Phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật; b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật. Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông luật
|
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết